Hình ảnh chỉ mang tính chất minh hoạ
Có lẽ chẳng
mấy ai lại mong mình khác người, khác với mọi người xung quanh. Và chắc chắn là
chẳng ai muốn mình mang trong mình HIV. Tôi cũng vậy. Tôi cũng chẳng muốn mình
thuộc cái nhóm “thiểu số” này. Cái cảm giác lạc lõng, trơ trọi trong chính căn
nhà mình… khiến tôi phát khóc.
Có thể nói tôi đã gần như phát điên lên khi mà
cái bản mặt của mình, cuộc đời, quá khứ của mình được phơi bày trên mặt báo.
Tôi vẫn nhớ
như in cái buổi hôm đó. Chị, với giọng thật nhẹ nhàng, nói với tôi “Chị sẽ chỉ
viết lại những gì mà em kể thôi. Nhưng trước hết, em phải viết một tờ cam kết
là đã đồng ý cho chị phỏng vấn và sử dụng tên, cũng như hình ảnh của em. Cái
này chỉ mang tính thủ tục thôi em”. Những cái gật đầu, những câu nói cảm thông,
những cái ậm ừ, cùng với ánh mắt đầy chia sẻ của người phụ nữ. Thật gần gũi làm
sao. Thật thoải mái khi có người cùng chia sẻ với những gì mà mình đã trải qua.
Hình ảnh chỉ mang tính chất minh hoạ
“Vết trượt
của một trai bao”
Cái tiêu đề
bài viết thật hay làm sao! Đầy cảm tính, thương xót!
Và kết cục
đến với tôi là những lời chửi rủa:
“Tổ sư cái
thằng mất dạy. mày đã làm cái gì vậy hả? mày có biết mày bôi tro trát trấu vào
mặt gia đình thế nào không hả? mày thấy tự hào lắm khi được làm thằng cave đực
dính sida mà chình ình cái mặt lên báo hả? Mày thấy hay ho về cuộc đời của mình
mày lắm hả? Cái thằng chó chết kia…”
Những gì chị
viết quá chân thật. Chân thật tới mức mà tôi còn không nhận ra mình nữa. Tôi
không nhận ra mình trong những từ ngữ chị viết trong bài “vơ đéc”, “sám hối muốn”,
“tiếp tục buông thả”, “và kết cục được báo trước”, “thế là hết hi vọng”…Và đúng
là chị đã làm hy vọng của tôi tan biến khi bài báo của chị ra đời.
Tôi thực sự
đã không nghĩ đến, không lường trước được hậu quả của bài báo. Tôi cũng không
biết chị có biết trước những gì có thể xảy ra với tôi khi bài của chị ra đời
không. Tôi đồng ý để chị phỏng vấn và lên báo chỉ với một ý nghĩ đơn giản là
tôi cần sự chia sẻ và cảm thông. Và tôi cũng nghĩ câu chuyện của tôi có thể có
ích với những người giống như tôi hay sẽ như tôi… Tôi không hề biết rằng bài
báo sẽ là cú sốc với gia đình và người thân của tôi.
Không thể
vượt qua cảm xúc của những gì bài báo mang đến, tôi biệt lập với thế giới bên
ngoài 30 ngày, không nói chuyện, tiếp xúc với ai, chỉ có ăn, ngủ, ăn và ngủ.
Tôi không làm gì ngoài việc ở trong bốn bức vách.
Một cái
tát, một tràng những câu hỏi, không phải là sự lăng mạ, không phải là sự sỉ nhục,
nhưng cũng không phải là sự quan tâm, an ủi…chỉ là:
“Thân mày
làm, mày tự chịu”
“Mày ngu
thì chết”
“Cơm không
ăn thì ăn “c…”
“Đường tử tế
không đi, thích đi đường chết. Mày giờ như vậy mà tự thân mày chuốc lấy, có ai
hại mày đâu…”
Hình ảnh chỉ mang tính chất minh hoạ
Không hề có
sự đánh đập hay chửi bới nữa, nhưng giờ tại sao tôi lại có cảm giác mình như bị
hành hạ, tra tấn vậy. Ngày ngày, nhìn những khuôn mặt không hề cười nói, chỉ lẳng
lặng nhìn tôi, thở dài, đôi lúc lại tự than thân trách phận mình đã ăn ở không
có đức để giờ đây bị quả báo. Tôi thấy bản thân mình, cuộc sống của mình như địa
ngục vậy. Nó kinh khủng hơn cả quảng thời gian tôi mới bước chân vào cái thế giới
mại dâm. Đó là quãng thời gian tôi đã từng nghĩ là kinh khủng nhất, tồi tệ nhất.
Nhưng có lẽ đúng như lời người xưa đã nói “ở đời, ai học được chữ ngờ”. Tôi
không ngờ, và cũng không ngờ rằng chỉ trong một quãng thời gian ngắn, gần năm
năm ngắn ngủi, tôi đi hết từ cái “ngờ” này sang cái “ngờ” khác. Tôi không ngờ rằng
sẽ có một ngày tôi phải bỏ học giữa chừng để đi làm khi bắt đầu bước sang tuổi
17, khi tôi đang yêu thích vô cùng việc học tại trường. Tôi cũng không ngờ rằng
tôi lại mắc căn bẹnh mà người ta gọi là “căn bệnh thế kỷ” khi mới 18 tuổi. Tôi
cũng càng không ngờ gia đình tôi lại đối xử như thế với mình. Cùng là người một
nhà, nhưng sao họ lại đối xử với tôi như vậy?! Thái độ và lời nói của họ khiến
tôi cảm giác còn tồi tệ hơn cả việcông chủ cùng với những người nam bán dâm
khác đã cưỡng bức tôi khi tôi không thể chống cự và cũng hơn cả việc tôi bị
khách hàng coi tôi như món đồ chơi, mộtcông cụ bằng da, bằng thịt để họ thoả
mãn như cầu sinh lý…
Tôi không
ngờ tôi đã làm tổn thương chính bản thân mình khi đồng ý cho chị phỏng vấn. Tôi
cũng không ngờ cái mà chị gọi là viết lại những gì tôi kể lại có hình hài như
thế. Tôi không cần chị phải viết bài để tỏ ý thương hại mình mà chỉ cần bài viết
thể hiện được sự đồng cảm như cuộc nói chuyện giữa tôi và chị đã có thể tốt biết
bao. Nhưng chị đã khắc hoạ vết trượt của tôi, một gã “trai bao”, chị khắc hoạ mảng
tối tăm mà quên đi tôi đã vật lộn với cuộc sống này như thế nào, đã cố gắng sống
có ích và giúp đỡ những người cùng cảnh ngộ. Tại sao chị lại gọi đó là lời sám
hối muộn màng? Có muộn không nếu như tôi cứ tiếp tục trả thù đời và chết trong
hối tiếc? Tôi tin rằng chẳng bao giờ có cái gì được gọi là muộn cả, nhất là với
những gì thuộc về sự ăn năn, hối cải. Tôi đã từng hận, thì giờ đây, tôi không
muốn mình hận nữa. Nhưng, với cái kết của bài viết mà chị viết thì sự sám hối của
tôi là quá muộn màng. Chị đã làm mất đi niềm hy vọng của tôi và những ai như
tôi muốn sống, muốn làm điều gì đó có ích, dù chỉ còn sống không được bao nhiêu
đi nữa. Những dòng viết vô tâm của chị suýt giết chết tôi, và nếu như những
viên thuốc kia đủ liều và kết thúc sự sống của tôi đêm đó sau khi gia đình phản
ứng với tôi về bài báo, liệu chị có sám hối muộn hay không?
Mein
***Trích từ “Những Câu Chuyện Chưa Kể” do Trung tâm
Sáng kiến sức khoẻ và Dân số biên soạn***
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét