Trang

Chào mừng bạn đến với Clb Living My Life - Chuyên tổ chức các hội thảo , tập huấn về SKTD và SKSS dành cho cộng đồng cũng như tư vấn về những vấn đề liên quan đến LGBT . Mọi chi tiết xin liên hệ trực tiếp qua số 0933.89.78.50 hoặc qua nick yahoo: khunglongbebong2805 để được hỗ trợ tận nơi

Thứ Bảy, 20 tháng 10, 2012

CÓ PHẢI NỮ TÍNH LÀ THỂ HIỆN CỦA PHỤ NỮ CHO PHÙ HỢP VỚI QUAN NIỆM VỀ TÌNH DỤC MÀ HỌ CHO LÀ NAM GIỚI THƯỜNG NGHĨ ?

Hầu hết những người trả lời phỏng vấn đều có chung một định nghĩa về nữ tính, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến việc chưa có hay có ít kinh nghiệm về tình dục, biết nghe lời, thụ động và không có nhiều ham muốn. 

 
Hình ảnh chỉ mang tính chất minh hoạ

Ví dụ, họ thường nói rằng nam giới thích những cô còn ngây thơ – lo sợ khi lần đầu quan hệ tình dục, lo sợ khi bạn tình giao hợp/ cho vào, và không có hoặc chỉ có rất ít kinh nghiệm tình dục.
“Cái lúc ấy chị hoàn toàn không lo lắng hay sợ sệt gì cả. Anh ấy có vẻ rất ngạc nhiên khi thấy chị như thế. Anh ấy cứ hỏi đi hỏi lại chị, em không lo lắng hay sợ sệt gì à?.. Có vẻ như anh ấy nghĩ lúc đấy con gái thế nào cũng phải lo lắng hay sợ sệt hay sao ấy.” (Bé – 30 tuổi)

Những phụ nữ trẻ cho rằng “gái ngoan” là phải dịu dàng hiền thục, cả về tính cách và vẻ bề ngoài. Kể cả một cô gái không phải là đẹp lắm, nhưng vẫn là một cô gái “có giá” nếu “hiền và ngoan” (Dịu – 31tuổi). Trong tình dục, biết nghe lời không chỉ là nghe theo nam giới mà còn phải phụ thuộc hoàn toàn vào cách nam giới quan hệ tình dục. Phụ nữ không nên nói ra ham muốn tình dục của mình với bạn tình. Nam giới có nhiều kinh nghiệm tình dục hơn, nên họ đương nhiên phải biết nhiều về tình dục hơn là phụ nữ.
“Thực ra chị chưa bao giờ dám nói với anh ấy bất kể chuyện gì về tình dục. Chị thấy xấu hổ lắm, không nói được. Chị cứ để kệ anh ấy thôi, anh ấy là người từng trải rồi, cái gì mà anh ấy chả biết. Chỉ lúc nào anh ấy làm cái gì mà chị không thích thì chị mới phản ứng.” (Dịu – 31tuổi)

 
Hình ảnh chỉ mang tính chất minh hoạ
 
Những phụ nữ trẻ trong nghiên cứu này rất “tự nhiên”cho rằng ham muốn tình dục của phụ nữ không thể mạnh mẽ như nam giới. Phụ nữ là phải khác nam giới. Nam giới có nhiều ham muốn tình dục, phụ nữ thì không như thế. Nam giới không thể kiềm chế khi ham muốn lên, nhưng phụ nữ thì phải kiềm chế. Nếu không kiềm chế được thì phụ nữ trở nên “bệnh hoạn”.
Cúc: “Nhưng chưa đến mức nhất thiết phải quan hệ tình dục. Nếu nhu cầu của em lớn quá thì em lại là người “nghiện” tình dục mất, thế thì không hay lắm. Lúc anh ấy ở nhà, anh ấy cũng thoả mãn được nhu cầu của em rồi, cho nên anh ấy đi vắng thì em cũng không đến nỗi quá bức xúc.
Trang (Nghiên cứu viên): Sao em lại nghĩ là “nghiện” tình dục thì không hay ?
Cúc: Mọi người hay nói là nam giới thích chuyện quan hệ tình dục, còn phụ nữ mình thì không như nam giới. Phụ nữ là phải biết kiềm chế ham muốn hơn nam giới.” (Cúc – 27tuổi)
Tương tự, những người trả lời phỏng vấn đều cho rằng phụ nữ không nên khởi xướng chuyện quan hệ tình dục, không nên có những hành động “khiêu khích” hay thể hiện ra rằng họ “mạnh mẽ” trong tình dục. Phụ nữ chỉ nên phát ra tín hiệu và sau đó chờ đợi nam giới chủ động gợi ý.
Phụ nữ rất cần phải có nữ tính. Cũng không nhất thiết là phải hiền lành dịu dàng đâu, em cũng biết, thời buổi này làm gì có con gái dịu dàng. Nhưng mà mình phải biết cư xử cho khéo, cho hợp với hoàn cảnh và thời điểm [….] Chị nghĩ là nam giới bao giờ cũng thích những người nữ tính. Họ cũng thích những người có cá tính hay mạnh mẽ, nhưng cũng không nên cá tính hay mạnh mẽ thì họ lại không thích mình nữa. Nếu mình tỏ ra là mình thông minh hơn, sống thoáng hơn, hay là hiểu biết hơn họ thì họ sẽ chẳng thích mình”. (Dung – 31tuổi)
Santullán phát hiện nhận thức chung về nữ tính là phụ nữ nên kiềm chế bản thân, chỉ nên chủ động quyết định trong “giới hạn cho phép” hay nói cách khác là chỉ nên “bình đẳng có giới hạn”, nếu không thì họ dễ đi quá giới hạn và “phá vỡ tôn ti trật tự trong gia đình”. Nhóm đối tượng trong nghiên cứu của Santillán là những phụ nữ có gia đình ở nông thôn Việt Nam, đương nhiên là có những đặc điểm khác xa những nữ trí thức trẻ chưa kết hôn trong nghiên cứu này. Tuy nhiên, cả hai nhóm đối tượng của hai nghiên cứu đều có cách quan niệm về nữ tính giống nhau.

***Trích từ tài liệu nghiên cứu “Nữ tính và sự thể hiện chủ thể trong đời sống tình dục của nữ tri thức trẻ Hà nội” của Quách Thu Trang***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét