Những người ĐTLA và lưỡng tính ái ở Hoa Kỳ gặp phải nhiều định kiến,
phân biệt đối xử, bạo lực vì xu hướng tình dục của họ. Gần như trong suốt thế kỉ
20, định kiến người ĐTLA và LTLA là phổ biến và khá nặng nề. Các nghiên cứu ý
kiến công chúng trong các thập niên 1970 , 1980, 1990 cho thấy: những nhóm lớn
trong công chúng có những thái độ tiêu cực đối với người ĐTLA Và LTLA . Thời
gian gần đây ý kiến phản đối sự phân biệt
đối xử vì xu hướng tình dục ngày càng
tăng trong công chúng , nhưng những hành vi thể hiện sự thù địch đối với người ĐTLA
vẫn còn phổ biến trong xã hội Mỹ hiện nay. Với người LTLA, định kiến đối với họ
dường như cũng ở mức tương đương. Trên thực tế những LTLA có thể chịu sự phân
biệt đối xử của cả người ĐTLA và dị tính luyến ái.
Sự phân biệt đối xử dựa vào xu hướng tình dục có rất nhiều dạng. Trong
xã hội Mỹ, định kiến nặng nề chống người ĐTLA thể hiện ở rất nhiều hành động quấy
rối và bạo lực chống người ĐTLA và LTLA . Nhiều cuộc điều tra cho thấy người
ĐTLA và LTLA ở khắp nơi bị miệt thị và bị ngược đãi. Ngoài ra, phân biệt đối xử
đối với người ĐTLA và LTLA liên quan đến việc làm và nhà ở vẫn còn phổ biến.
Định kiến và phân biệt đối xử này
cũng ảnh hưởng tiêu cực liên quan đến dịch HIV/AIDS. Ở giai đoạn bắt đầu dịch,
việc coi HIV/AIDS là “ bệnh của người
ĐTLA” đã góp phần gây trì hoãn việc đáp ứng với biến động xã hội lớn lao mà
HIV/ AIDS gây ra. Những người nam giới ĐTLA và LTLA bị tác động bởi căn bệnh
này lớn hơn nhiều so với những người khác. Mối liên hệ giữa giữa HIV/ AIDS và
nam ĐTLA và LTLA và việc một số người lầm
tưởng rằng tất cả những người nam ĐTLA
và LTLA đều nhiễm HIV, đã làm tăng thêm kỳ thị với người ĐTLA và LTLA
iSEE bổ
sung: Ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu
về vấn đề tình dục và sức khoẻ trong nhóm nam quan hệ tình dục với nam. Một số
kết quả phụ mà nghiên cứu này xác định được là những người trong nhóm này gặp
phải định kiến và phân biệt đối xử: bị lăng mạ và bạo hành thể xác ở gia đình (
Vũ Ngọc Bảo và Philippe Girault, 2005), chịu áp lực phải lấy vợ và có con. ( Lê
Bạch Dương và cộng sự, 2004), bị chê cười tại trường học, bị sa thải hoặc từ chối
tuyển dụng tại nơi làm việc ( Vũ Ngọc Bảo
và Philippe Girault, 2005) chịu ảnh hưởng của định kiến xã hội, một số người kỳ
thị chính bản thân mình: coi mình là người mang “ bệnh kinh niên” và dị thường
( Hoàng Thị Xuân Lan và cộng sự, 2005), thậm chí có suy nghĩ hoặc hành động tự
tử ( Tổ Chức Cứu Trợ Trẻ Em- Vương Quốc
Anh, 1997)
Một nghiên
cứu mà iSEE đang thực hiện tiếp tục đào sâu vấn đề kỳ thị và phân biệt đối xử mà người ĐTLA và LTLA nam gặp phải . Kết quả
sẽ sớm được công bố. Trong năm nay, iSEE cũng sẽ thực hiện một nghiên cứu về những
khó khăn của người ĐTLA nữ.
***trích từ BẢN DỊCH ĐÃ ĐƯỢC VIỆTHÓA VÀ CÓ GIẢI THÍCH do iSEE thực hiện,dựa trên nguyên bản của Hội Tâm Lý Học Hoa Kỳ (năm 2008) với tiêu đề "Answers to Your Question: For a Better Understanding of Sexual Orientation and Homosexuality" hay truy cập từ http://www.apa.org/topics/sorientation.html***
***trích từ BẢN DỊCH ĐÃ ĐƯỢC VIỆTHÓA VÀ CÓ GIẢI THÍCH do iSEE thực hiện,dựa trên nguyên bản của Hội Tâm Lý Học Hoa Kỳ (năm 2008) với tiêu đề "Answers to Your Question: For a Better Understanding of Sexual Orientation and Homosexuality" hay truy cập từ http://www.apa.org/topics/sorientation.html***
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét