Hình ảnh chỉ mang tính chất minh hoạ
Khi bạn
đang phải chịu đựng các hành vi bạo hành, bạn nên chuẩn bị một số kế hoạch an
toàn cho bản thân phòng khi bạo hành xảy ra.
Phần này sẽ
cung cấp cho bạn thông tin về một số giái pháp an toàn mà bạn có thể thực hiện
để đảm bảo an toàn mà bạn có thể thực hiện để đảm bảo an toàn cho bản thân bạn
và con cái.
Lưu ý: Đây chỉ là một số gợi ý. Tuỳ vào điều kiện cụ
thể mà bạn có thể nghĩ cho mình những biện pháp hiệu quả và an toàn hơn.
CÁC GIÁI PHÁP AN TOÀN KHI HÀNH VI BẠO HÀNH CHƯA
DIỄN RA
GIÁI PHÁP AN TOÀN 1
Tìm sụ hỗ trợ bên ngoài
Nói với người nào bạn tin cậy về những gì đang
xảy ra với bạn để được chia sẻ và hỗ trợ.
Dặn dò các con bạn về một kế hoạch an toàn: ai
là người con bạn có thể gọi hoặc tìm đến khi khẩn cấp.
Dặn hàng xóm một số dấu hiệu cho biết bạn đang
bị bạo hành để họ sang can thiệp kiệp thời.
Ví dụ:
Khi nào anh
chị nghe thấy tiếng em kêu to “Tôi có làm gì đâu” thì anh chị sang giúp em ngay
nhé.
GIẢI PHÁP AN TOÀN 2
Chuẩn bị tạm lánh
Nghĩ trước những nơi có thể tạm lánh an toàn.
Gửi người hàng xóm hoặc một người thân tin cậy
các giấy tờ cá nhân quan trọng như chứng minh thư, giấy khai sinh, giấy chứng
nhận kết hôn, sổ hộ khẩu, một số quần áo tư trang và một ít tiền. Việc này giúp
bạn có đủ giấy tờ và hành lí mang theo khi bạn muốn đi khỏi nhà và tạm lánh một
thời gian.
Hình ảnh chỉ mang tính chất minh hoạ
CÁC GIẢI PHÁP AN TOÀN KHI HÀNH VI BẠO HÀNH BẮT
ĐẦU DIỄN RA
GIẢI PHÁP AN TOÀN 3
Nhận diện bạo hành và tránh đi
Quan sát và nhận biết một số dấu hiệu cho thấy
bạo hành sắp xảy ra và tìm cách tránh đi chỗ khác.
Ví dụ:
Khi thấy
anh ấy nghiến chặt hàm lại thì tôi biết anh ấy đang lên cơn tức giận và sắp
đánh tôi. Tôi phải tìm cách ra khỏi nhà hoặc tránh mặt anh ấy ngay lập tức.
GIẢI PHÁP AN TOÀN 4
Tìm chỗ đứng an toàn
Đứng gần cửa ra vào hay cửa ngách khi có tranh
luận hay cãi cọ để dễ bề thoát hiểm.
Không bao giờ đứng ở góc nhà hay một chỗ nào đó
mà không có lối thoát. Không nên trốn vào những nơi chứa vật dụng có thể gây
thương tích.
Ví dụ: Không chạy vào nhà bếp vì ở đó có dao,
kéo….
GIẢI PHÁP AN TOÀN 5
Xử lí tình huống khẩn cấp
Phát tín hiệu “cấp cứu” để các con bạn hoặc
hàng xóm biết bạn đang bị bạo hành và hỗ trợ bạn kịp thời.
Gọi ngay các số điện thoại hỗ trợ hoặc gọi 113
trong trường hợp khẩn cấp.
GIẢI PHÁP AN TOÀN 6
Kiềm chế cơn nóng giận
Kiềm chế sự nóng giận có thể giúp bạn nói chuyện
tỉnh táo, mạch lạc hơn, và góp phần hạn chế nguy cơ bạo hành.
Khi bạn nhận thấy mình bắt đầy nóng giận và khó
có thể kiểm soát lời nói hay hành vi của mình, bạn có thể thử một vài cách tự
làm “nguôi giận” sau:
- Đi ra chỗkhác, ví dụ đi làm việc khác hay sang nhà hàng xóm chơi.
- Hít thở sâu.
- Đếm từ 1 đến 20.
- Uống một cốc nước lạnh.
- Nghĩ đến một chuyện buồn cười nào đó.
- Cố gắng giữ bình tĩnh, không dùng lời lẽ lăng mạ hay xúc phạm đối phương.
- Chỉ nghĩ đến vấn đề đang tranh cãi, không liên hệ các sự việc khác trong quá khứ.
CHUẨN BỊ TÂM THẾ ĐỂ CÓ AN TOÀN LÂU DÀI SAU KHI
HÀNH VI BẠO HÀNH TẠM THỜI CHẤM DỨT
- Hãy hiểu rằng việc nói ra khả năng bị bạo hành với những người xung quanh không phải là một việc làm xấu hổ mà là một việc làm khôn ngoan để tự cứu mình.
- Luôn ghi nhớ rằng hành vi bạo hành rất có khả năng sẽ lặp lại, thậm chí có thể diễn ra ở mức độ nghiêm trọng hơn.
- Luôn tâm niệm rằng cho dù có chuyện gì xảy ra thì bạn cũng không đáng phải bị bạo hành, và hành vi bạo hành là vi phạm pháp luật.
- Tìm đến các địa chỉ hỗ trợ và tư vấn về tâm lý, pháp luật để tâm sự, giải toả ức chế, bàn bạc giải pháp an toàn hiệu quả hơn.
(Hết.)
***Tài
liệu được trích dẫn từ "Cẩm Nang Phòng Chống Bạo Hành Giới" - Dự án Mô
hình lồng ghép phòng chống bạo hành giới dựa vào cơ sở y tế và cộng
đồng.***
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét