Trong phần
này, chúng tôi chủ yếu tập trung tìm hiểu thái độ và nhận thức của nam giới đối
với vấn đề trinh tiết, tình dục trước hôn nhân, tình dục trong hôn nhân, và
tình dục ngoài hôn nhân (ngoại tình). Đối với mỗi chủ đề, trên bảng câu hỏi,
chúng tôi đặt ra hai câu hỏi song song cho nam giới và nữ giới nhằm đánh giá sự
tương tác giữa các quan điểm về trật tự giới với vấn đề tình dục ở Việt Nam. Ví
dụ, đối với vấn đề trinh tiết, chúng tôi đặt hai câu hỏi liền nhau cho những
người tham gia nghiên cứu: (1) Anh có đồng ý với ý kiến rằng phụ nữ cần phải giữ
gìn trinh tiết cho đến khi kết hôn? (2) Anh có đồng ý với ý kiến rằng nam giới
cần phải giữ gìn trinh tiết cho đến khi kết hôn? Ngoài ra, đối với những người
được chọn phỏng vấn sâu, chúng tôi cũng yêu cầu họ cho biết quan điểm chung và
kinh nghiệm cụ thể của họ về trinh tiết của người vợ hoặc bạn tình.
Về cơ bản,
có thể thấy rằng nam giới Việt Nam vẫn coi trọng trinh tiết của phụ nữ hơn
trinh tiết của nam giới một cách đáng kể. Cụ thể là khoảng một phần ba nam giới
trong nghiên cứu này khẳng định đàn ông chăc chắn cần giữ trinh tiết cho tới
khi kết hôn trongkhi tới 56% khẳng định phụ nữ chắc chắn phải giữ trinh tiết
cho tới khi kết hôn. Có sự khác biệt lớn về quan niệm tình dục và hôn nhân giữa
đàn ông sống tại thành phố và đàn ông sống tại nông thôn; mà cụ thể là hơn một
nữa đàn ông nông thôn cho rằng nam giới cần giữ gìn trinh tiết và khoảng 80%
trong số họ cho rằng nam giới cần giữ gìn trinh tiết và khoảng 15% đàn ông ở
thành phố cho rằng nam giới cần giữ gìn trinh tiết và 1/3 cho rằng phụ nữ cần
giữ gìn trinh tiết. Nói cách khác , trinh tiết, đặc biệt là trinh tiết của phụ
nữ được chú trọng đặc biệt ở nông thôn. Khi tính theo nhóm tuổi, những người ở
nhóm tuổi cao nhất cũng là nhóm có quan niệm “khắt khe” nhất về trinh tiết (chỉ
có 8% cho rằng phụ nữ không cần giữ gìn trinh tiết khi kết hôn). Đồng thời, nam
giới có học vấn càng cao thì càng trở nên cởi mở đối với vấn đề trinh tiết của
phụ nữ
Giữ gìn trinh tiết
|
%
|
%
|
%
|
%
|
%
|
|
||
Với nam giới
(%)
|
Đồng ý
|
16,9
|
59,3
|
42,1
|
14,3
|
32,7
|
2
χ = 39,48
|
|
Đồng ý một phần
|
37,3
|
18,5
|
21,1
|
23,2
|
25,2
|
p< 0,000
|
||
Không đồng ý
|
45,8
|
22,2
|
36,8
|
62,5
|
42,0
|
|
||
Với nữ giới
(%)
|
Đồng ý
|
32,2
|
81,5
|
77,2
|
35,7
|
56,2
|
2
χ = 47,75
|
|
Đồng ý một phần
|
35,6
|
11,1
|
12,3
|
35,7
|
23,9
|
p<0,000
|
||
Không đồng ý
|
32,2
|
7,4
|
10,5
|
28,6
|
19,9
|
|
||
Khác biệt
(%)
|
Khắt khe hơn với nữ
|
25,4
|
25,9
|
43,9
|
37,5
|
33,2
|
2
χ = 11,58
|
|
Không khác biệt
|
71,2
|
74,1
|
56,1
|
62,5
|
65,9
|
p= 0,072
|
||
Khắt khe hơn với nam
|
3,4
|
0,0
|
0,0
|
0,0
|
0,9
|
|
||
Tình dục trước
hôn nhân
|
Vi phạm đạo đức
|
10,2
|
37,0
|
42,1
|
10,5
|
24,7
|
2
χ = 30,3
|
|
Vi phạm một phần
|
54,2
|
46,3
|
40,4
|
49,1
|
47,6
|
p < 0,000
|
||
Không vi phạm
|
35,6
|
16,7
|
17,5
|
40,4
|
27,8
|
|
||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chấp nhận tình dục ngoài hôn nhân
|
|
|
|
|
|
|
||
Với nam giới
|
Chấp nhận
|
15,3%
|
14,8%
|
17,9%
|
10,5%
|
14,6%
|
2
χ = 22,24
|
|
Chấp nhận một phần
|
44,1%
|
27,8%
|
7,1%
|
36,8%
|
29,2%
|
p = 0,001
|
||
Không chấp nhận
|
40,7%
|
57,4%
|
75%
|
52,6%
|
56,2%
|
|
||
Với nữ giới
|
Chấp nhận
|
5,1%
|
3,7%
|
3,5%
|
0%
|
3,1%
|
2
χ = 12,5
|
|
Chấp nhận một phần
|
23,7%
|
18,5%
|
3,5%
|
17,5%
|
15,9%
|
p = 0,051
|
||
|
Không chấp nhận
|
71,2%
|
77,8%
|
93%
|
82,5%
|
81,1%
|
|
|
Trừng phạt tình dục ngoài hôn nhân
|
|
|
|
|
|
|
||
Với nam giới
(%)
|
Phải trừng phạt
|
13,6
|
44,4
|
39,3
|
32,1
|
32,0
|
2
χ = 19,9
|
|
Tùy trường hợp
|
69,5
|
50,0
|
57,1
|
62,5
|
60,0
|
p= 0,003
|
||
Không trừng phạt
|
16,9
|
5,6
|
3,6
|
5,4
|
8,0
|
|
||
Với nữ giới
(%)
|
Phải trừng phạt
|
25,4
|
59,3
|
66,7
|
49,1
|
49,8
|
2
χ = 26,0
|
|
Tùy trường hợp
|
67,8
|
35,2
|
29,8
|
50,9
|
46,3
|
p < 0,000
|
||
Không trừng phạt
|
6,8
|
5,6
|
3,5
|
0,0
|
4,0
|
|
||
Khác biệt
|
Khắt khe hơn với nữ
|
18,6
|
14,8
|
30,4
|
19,6
|
20,9
|
2
χ = 4,5
|
|
(%)
|
Không khác nhau
|
81,4
|
85,2
|
69,6
|
80,4
|
79,1
|
p= 0,214
|
***Trích từ nghiên cứu "Phác thảo diện mạo tình dục của nam giới Việt Nam: Nghiên cứu tại Hà Nội, Hà Tây, Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh" do Viện nghiên cứu phát triển xã hội ISDS thực hiện***
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét