Hình ảnh chỉ mang tính chất minh hoạ
NHỮNG NGƯỜI KHIẾM THỊ biết cách tự định hướng và đi lại
trên đường phố. Họ có khả năng đi lại mà không cần giúp đỡ, mặc dù họ có thể sử
dụng gậy hoặc chó dẫn đường. Một người có thể có hạn chế về thị giác nhưng
không thể hiện ra bên ngoài. Cần chuẩn bị để giúp đỡ - ví dụ như đọc hộ, khi được
yêu cầu.
Tự giới thiệu trước khi bạn định có
giao tiếp động chạm đến cơ thể với một người khiếm thị. Giới thiệu tên của bạn,
nghề nghiệp nếu thấy phù hợp, như: bảo vệ, người chỉ chỗ, công nhân, lễ tân hoặc
sinh viên. Cần nhớ giới thiệu người khiếm thị này với những người khác trong
cùng nhóm, để họ không cảm thấy lạc lõng.
Nếu một khách hàng mới hoặc nhân
viên không nhìn được hoặc có thị lực yếu, hãy cho chị/anh ấy đi một vòng quanh
nơi làm việc.
Khi có những thay đổi ở nơi làm việc
(ví dụ kê dọn lại đồ đạc) cần thông báo cho những khách hàng khiếm thị về những
thay đổi này.
Những người khiếm thị có thể cần hai
cánh tay để giữ thăng bằng cơ thể, nếu họ cần được bạn dẫn đi hãy đưa tay bạn
cho họ nắm chứ không cầm tay họ, (Tuy nhiên, bạn cũng có thể hướng dẫn người khiếm
thị bằng cách đặt tay họ vào lan can cầu thang hoặc đằng sau một cái ghế để
giúp họ định hướng việc đi ra cầu thang hoặc đến chỗ ngồi).
Nếu một người có sử dụng chó dẫn đường,
hãy đi ở bên đối diện với con chó, vừa đi vừa miêu tả địa điểm đang tới, nhắc
nhở khi có bất kỳ chướng ngạu vật nào, ví dụ như bậc lên xuống, (‘lên” hoặc “xuống”)
hoặc có một cái hố to ở trên vỉa hè. Những nguy hiểm khác như: cửa quay, tủ đựng
hồ sơ mở một nữa hoặc cửa ra vào và những đồ vật khác nhô ra trên tường ở mức
chạm đến đầu như các giá đỡ cây trồng hoặc giá treo đèn. Nếu bạn muốn cảnh báo,
cần nói một cách cụ thể. Việc chỉ hô lớn “Coi chừng!” không nói cho người đó biết
liệu chị/anh ấy phải dừng lại, chạy, cúi xuống hoặc nhảy lên.
Hình ảnh chỉ mang tính chất minh hoạ
Nếu bạn chỉ đường, cần mô tả cụ thể
những thông tin không nhìn thấy được. Thay vì nói “Đi sang phải khi bạn đến chỗ
cửa hàng bán văn phòng phẩm” vì cho rằng người nghe biết cửa hàng văn phòng phẩm
ở đâu, hãy nói “Đi thẳng đến cuối đường đi bộ này, rẽ sang tay phải”.
Nếu bạn cần phải tạm biệt một người
khiếm thị, nói với anh/chị đó là sẽ phải đi và hỏi liệu người đó có cần gì trước
khi bạn đi không.
Không chạm vào gậy hoặc chó dẫn đường
của người khiếm thị. Con chó đang làm việc dẫn đường, nó cần tập trung. Cái gậy
là một phần của khoảng không riêng tư cá nhân. Nếu người khiếm thị để gậy xuống,
không được thay đổi vị trí của cái gậy. cho anh/chị ấy biết nếu cái gậy bị thay
đỗi chỗ.
Đọc giúp những thông tin viết – như
thực đơn, nhãn hiệu mua bán hoặc sao kê ngân hàng cho khách hàng khiếm thị. Nói
to số tiềntrả lại để người khách hàng biết hoá đơn đó là gì.
Nếu bạn phục vụ thức ăn cho một người
khiếm thị, cho anh/ chị ấy biết thức ăn ở vị trí nào trên đĩa theo hướng của
kim đồng hồ (12 giờ là xa nhất, 6 giờ là gần
nhất). Bỏ hết những bày biện trang trí hoặc bất cứ thứ gì không cần thiết
trên đĩa thức ăn. Một số khách gàng quen có thể nhờ bạn cắt thức ăn hộ; việc
này có thể làm trong bếp của khách sạn trước khi đưa món ăn ra phục vụ.
*** Trích từ tài liệu "QUI ƯỚC GIAO TIẾP VỀ KHUYẾT TẬT" do Trung tâm Sáng kiến sức khoẻ & Dân số thực hiện***
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét