Trang

Chào mừng bạn đến với Clb Living My Life - Chuyên tổ chức các hội thảo , tập huấn về SKTD và SKSS dành cho cộng đồng cũng như tư vấn về những vấn đề liên quan đến LGBT . Mọi chi tiết xin liên hệ trực tiếp qua số 0933.89.78.50 hoặc qua nick yahoo: khunglongbebong2805 để được hỗ trợ tận nơi

Thứ Hai, 15 tháng 10, 2012

ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG VÀ TÌNH DỤC CỦA THANH NIÊN VIỆT NAM

Điện thoại di động là một phần nhân dạng giới và tình dục.

  • Điện thoại được lựa chọn một cách chủ ý để thanh niên thể hiện mình là ai.
  • Những thành viên cùng nhóm dùng một loại điện thoại với cùng một kiểu trang trí (thường là lạ mắt) thể hiện đặc trưng nhóm.
 
Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa

Điện thoại di động giúp thanh niên giao tiếp hiệu quả những vấn đề nhạy cảm.


  • Tìm kiếm bạn tình, người yêu: 55,8%
  • Gíup "nói những điều khó nói": 50,9%
  • Tìm kiếm thông tin về tình dục: 49,5%
  • Nhắn tin cho bạn tình, người yêu: 100%
  • Chưa bao giờ gửi email cho bạn tình, người yêu: 61%
  • Chưa bao giờ viết thư tay cho bạn tình, người yêu: 73%

Hình ảnh sexy và nguy cơ

  • 34,8% (nam 38,2% ; nữ 25,2% ; khác 28,8%) đã từng nhận hình ảnh sexy
  • 54% từ bạn tình /người yêu
  • 41% từ người lạ
  • 27,2% lưu hình ảnh và sexy trong điện thoại chủ yếu để thỏa mãn nhu cầu cá nhân (67%)

Điện thoại di động và quấy rối tình dục

Nhận:
  • 22% đã từng nhận các cuộc gọi và tin nhắn mang tính quấy rối tình dục (Nam: 24% ; Nữ: 17,6% ; Khác: 20,25%)
  • Trong đó:
  • 72% không làm gì
  • 44,5% cảnh cáo người gửi tin/gọi
  • 17,5% yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ
  • 12,7% thay số
  • 2% báo công an 

Tự quay/chụp

  • 45% từng tự quay, chụp ảnh sexy của bản thân
  • 21% từng quay, chụp ảnh sexy của người yêu/bạn tình (8,6% không hỏi ý kiến)
  • 16% từng quay, chụp ảnh sexy của người khác (25% không hỏi ý kiến)

Ta có những kết luận sau:

  • Điện thoại di động có vai trò quan trọng trong việc khẳng định nhân dạng của thanh niên cũng như duy trì các mối quan hệ xã hội, tình cảm và tình dục.
  • Sự kết hợp đa phương tiện của điện thoại giúp thanh niên thực hiện được nhiều chức năng xã hội của mình hơn nhưng cũng mang lại nhiều nguy cơ hơn.
  • Các dịch vụ và chính sách hiện tại mới tập trung vào việc cung cấp dịch vụ và kết nối nhưng chưa có quan tâm thích đáng về riêng tư, bảo mật và bảo vệ.

Những khuyến nghị:

  • Tăng cường phát triển các dịch vụ thông tin và tư vấn về SKSSTD trên ĐTDĐ cho thanh niên đặc biệt là cho các nhóm khó tiếp cận như thanh niên khuyết tật, các nhóm tình dục thiểu số.
  • Các chương trình giáo dục tình dục và kĩ năng sống cần có nội dung về bảo vệ chống quấy rối tình dục trên ĐTDĐ. 
 ***Trích dẫn báo cáo nghiên cứu của Thạc sỹ/BS Hoàng Tú Anh (Gíam đốc Trung tâm Sáng kiến Sức Khỏe và Dân Số) tại hội nghị Quốc gia về Tình dục và Sức Khỏe 2012 - Giáo dục Tình dục ở Việt Nam: Nhốt hươu ? Đuổi hươu ? Vẽ đường cho hươu chạy ?***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét