Trang

Chào mừng bạn đến với Clb Living My Life - Chuyên tổ chức các hội thảo , tập huấn về SKTD và SKSS dành cho cộng đồng cũng như tư vấn về những vấn đề liên quan đến LGBT . Mọi chi tiết xin liên hệ trực tiếp qua số 0933.89.78.50 hoặc qua nick yahoo: khunglongbebong2805 để được hỗ trợ tận nơi

Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2012

NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN VỀ CÁCH GIAO TIẾP VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT



HỎI TRƯỚC KHI BẠN GIÚP ĐỠ
Nếu chỉ vì một ai đó có khuyết tật, thì đừng giả định ngay rằng chị/anh ấy cần sự giúp đỡ. Nếu như đó là một nơi có thể tiếp cận và được thiết kế thân thiện với người có khuyết tật, thì trong hầu hết các trường hợp, người có khuyết tật có thể tự làm được những điều mà chị/ anh ấy muốn. Những người có khuyết tật ở tuổi trưởng thành luôn muốn được mọi người đối xử như những người độc lập. Chúng ta chỉ để xuất giúp đỡ nếu người đó cần sự giúp đỡ. Một người có khuyết tật thường sẽ đề nghị khi cần giúp đỡ. Và nếu người đó muốn giúp đỡ, hãy hỏi ngườiđó muốn bạn làm thế nào trước khi bạn hành động.

 

Hình ảnh chỉ mang tính chất minh hoạ

THẬN TRỌNG VỚI NHỮNG HÀNH ĐỘNG CHẠM VỀ CƠ THỂ
Một số loại khuyết tật khiến người có khuyết tật đó phải phụ thuộc vào tay của mình để giữ thăng bằng. Nắm vào tay một người có khuyết tật, thậm chí ngay cả khi bạn có ý định làm thế để giúp đỡ, cũng có thể làm người đó bị mất thăng bằng và ngã.
Tránh không vỗ vào đầu hoặc sờ vào xe lăn, xe hai bánh hoặc gậy của người có khuyết tật. Người có khuyết tật coi những dụng cụ hỗ trợ như một phần của không gian riêng tư của mình.
SUY NGHĨ TRƯỚC KHI NÓI
Luôn nói trực tiếp với người có khuyết tật chứ không phải với người đi cùng, người hỗ trợ hoặc người phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu. Nói chuyện phiếm với  một người có khuyết tật là rất tốt; hãy nói chuyện với người đó như bạn vẫn làm với những người khác. Tôn trọng sự riêng tư của chị/ anh ấy. Nếu bạn hỏi về khuyết tật của chị/ anh ấy, bạn sẽ làm cho chị/ anh ấy có cảm giác là bạn đang đối xử vối chị/ anh ấy như mộy người ốm yếu, tàn tật, chứ không phải một con người thực sự. Tuy nhiên, sau khi đã có mối quan hệ thân thiết, nhiều người có khuyết tật có thể cảm thấy hoàn toàn thoải mái với những câu hỏi về khuyết tật. Khi một người có khuyết tật nói “Tôi không cảm thấy thoải mái để trao đổi về điều đó”, điều đó đơn giản có nghĩa là chị/ anh ấy không muốn nói về khuyết tật của mình.
KHÔNG TỰ ĐƯA RA NHỮNG GIẢ ĐỊNH
Người có khuyết tật là người có thể đánh giá đúng nhất về những gì chị/ anh ấy có thể hay không thể làm.
Không quyết định hộ người có khuyết tật về việc chị/anh ấy có tham gia hay không vào một hoạt động nào đó. Tuỳ thuộc vào tình huống cụ thể, việc loại trừ sự tham gia của người khuyết tật có thể vi phạm Luật về những người có khuyết tật của Hoa Kỳ (ADA) vì tự đưa ra những giả định về hạn chế do khuyết tật của họ.
CƯ XỬ ÂN CẦN, HOÀ NHÃ KHI ĐƯỢC YÊU CẦU
Khi người có khuyết tật yêu cầu được đáp ứng một nhu cầu cụ thể nào đó tại cơ sở của bạn, đó không phải là sự phàn nàn. Điều đó thể hiện việc cơ sở của bạn đã khiến người đó cảm thấy thoải mái và do đó có thể nói ra nhu cầu của mình. Và nếu chị/anh ấy nhận được sự phản hồi tích cực, chị/anh ấy có thể trở lại và nói với những bạn khác về những dịch vụ tốt đã nhận được từ cơ sở của bạn.

 
Hình ảnh chỉ mang tính chất minh hoạ

NHỮNG GỢI Ý VỀ SỬ DỤNG TỪ NGỮ
ĐẶT YẾU TỐ CON NGƯỜI LÊN TRƯỚC
Nói “người có khuyết tật” thay vì “tàn tật”.”người tàn tật”. Đối với những người có khuyết tật cụ thể, nói “người có hội chứng Tourette” hoặc “người có chứng bại não”, luôn là cách nói an toàn. Tuy nhiên, từng cá nhân sẽ có ý thích riêng. Do vậy, nếu không chắc chắn nên dùng từ gì, bạn hãy hỏi người đó.
Tránh không dùng những từ ngữ đã lỗi thời như “tàn tật”, “người què cụt”, hoặc “chậm phát triển”. Cần biết rằng nhiều người có khuyết tật không thích sử dụng những biệt ngữ, những từ ngữ quá bay bướm, như “những người có khó khăn về thể chất” hoặc “những người có khả năng khác”. Nên nói “người sử dụng xe lăn” thay vì nói “chỉ ở trên xe lăn”, hoặc “gắn chặt với xe lăn”. Xe lăn là công cụ giúp người có khuyết tật đi lại và tham gia vào xã hội; đó là sự giải phóng, không phải là hạn chế.
Với bất kỳ khuyết tật nào cũng nên tránh sử dụng từ ngữ mang tính tiêu cực, hạ thấp, như “nạn nhân” hoặc “chịu đựng”. Hãy sử dụng “người có AIDS” thay vì nói “nạn nhân AIDS” hoặc “người chịu đựng căn bệnh AIDS”.
Hoàn toàn có thể sự dụng các dạng câu thành ngữ trong khi nói chuyện với người có khuyết tật.Ví dụ, nói  “Rất vui khi gặp chị/anh” và “Hẹn gặp lại chị/anh sau nhé” với người khiếm thị là hoàn toàn chấp nhận được; vì họ cũng luôn dùng những cụm từ này.
Nhiều người suy giảm thính giác giao tiếp bằng ngôn ngữ ký hiệu và tự coi mình là những thành viên của một nhóm thiểu số về ngôn ngữ và văn hoá. Những người này tự nhận là người khiếm thính, và có thể cảm thấy khó chịu khi nghe từ “điếc”, “nặng tai”. Những người khác có thể không phản ứng gì với các từ ngữ như vậy, tuy nhiên, nói chung, an toàn nhất là khi nói về những người bị mất khả năng nghe là dùng từ Khiếm thính.


*** Trích từ tài liệu "QUI ƯỚC GIAO TIẾP VỀ KHUYẾT TẬT" do Trung tâm Sáng kiến sức khoẻ & Dân số thực hiện***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét