Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Những trải nghiệm về rối loạn cương dương và ảnh hưởng từ việc sử dụng Viagra đã tạo nhiều cơ hội hơn
cho nam giới và bạn tình của họ để chấp nhận sự đa dạng tình dục, thách thức các quan niệm truyền thống về khoái cảm vốn được gắn liền với giao hợp dương vật– âm đạo và cực khoái, tìm ra cách thức phù hợp cho đời sống tình dục của họ và cân nhắc lại ý nghĩa của tình dục trong các mối quan hệ. Họ tìm cách làm giảm
vai trò trung tâm của cương dương trong quan hệ tình dục, thách thức lại quan niệm cho rằng quan hệ tình dục là phải có giao hợp, rằng tình dục dương vật- âm đạo mới là tự nhiên và duy nhất để đạt cực khoái (Potts và cộng sự, 2004). Nhận thức của họ về cơ thể và chức năng của cơ thể đã thay đổi và từ đó xây dựng lại cảm nhận của họ về “làm đàn ông”. Những trải nghiệm của họ trong đời sống tình dục mới đã thách thức lại quan điểm y học hóa tình dục, vốn định nghĩa cơ thể con người dựa trên cơ sở bệnh lý - đúng chức năng hay rối loạn chức năng, bình thường hay không bình thường, khỏe mạnh hay không khỏe mạnh.
Rối loạn cương dương trong bối cảnh Việt Nam
Thực trạng và xử trí với rối loạn cương dương
Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa
đời sống tình dục.Các quan niệm truyền thống về nam tính và cơ thể trong mối liên hệ với rối loạn cương dương. Việc thực hiện các nguyên tắc và giá trị của đạo Lão, trong đó nhấn mạnh mối quan hệ giữa âm và dương, cho thấy sự cân bằng âm dương và mối quan hệ biện chứng giữa tâm và cơ thể có ảnh hưởng đến khái niệm về sức khỏe và bệnh tật ở Việt Nam. Khi được kiểm soát tốt, “Tâm” có thể điều hòa những khát khao nguyên thủy của “cơ thể”, cho dù đó là khao khát quyền lực, danh vọng, tiền bạc, tình dục, sinh sản hay an toàn cho bản thân. “Tâm” có ảnh hưởng đến sự sảng khoái, khỏe mạnh của “cơ thể”, trong khi chế độ ăn uống nghỉ ngơi và tập luyện phù hợp sẽ nâng cao chất lượng tinh thần (Marr, 2000). Một nghiên cứu về những mối lo ngại về tình dục của nam giới ở một vùng nông thôn Việt nam cho thấy những niềm tin và thực hành này vẫn có giá trị trong thời đại hiện nay (Vu, 2006). Những người đàn ông này tin rằng uống rượu sẽ làm cho thận của họ ‘nóng’ và gây ra các vấn đề về tiết niệu và xuất tinh sớm. Do đó nam giới cần một chút “âm” từ cơ thể nữ giới và nữ giới cũng cần một chút “dương” từ cơ thể nam giới để được cân bằng. Việc mất cân bằng “âm – dương” thường được dùng để giải thích cho những vấn đề liên quan đến tình dục của họ*. Nam giới quan tâm đến tần suất quan hệ tình dục, ảnh hưởng của dinh dưỡng và trạng thái tinh thần đến chất lượng của đời sống tình dục của họ (Vu, 2006).
Tuy nhiên, hầu như chưa có nghiên cứu nào về tác động của văn hóa truyền thống lên việc hình thành nhận thức của nam giới về cơ thể và sức khỏe tình dục của họ. Mặc dù các chức năng của cơ thể và các nguyên nhân của rối loạn cương dương trong văn hóa Phương Đông cũng chịu ảnh hưởng của quan điểm y học, nhưng mối liên hệ giữa cơ thể và chủ thể là không thể tách rời. Ốm đau bệnh tật không đơn thuần xuất hiện chỉ trên cơ thể hay chỉ trong tinh thần. Các mối quan hệ xã hội cũng được hiểu là nhân tố quan trọng đối với sức khỏe và bệnh tật của mỗi cá nhân. Cơ thể được xem như là thực thể thống nhất, giao hòa giữa chủ thể và các mối quan hệ xã hội. Cơ thể bị phụ thuộc và dễ bị tổn thương do tình cảm, mong đợi và hành động của những người khác gây ra, kể cả những linh hồn và tổ tiên ông bà đã khuất. Cơ thể không được xem như là một cỗ máy phức tạp và lớn lao, nhưng lại là một sinh vật của vũ trụ (Scheper-Hughes &Lock, 1987). Các giá trị, quan niệm và thực hành về giới và tình dục trong xã hội Việt Nam đương đại đang không ngừng thay đổi do có sự giao thoa với nhiều nền văn hóa khác nhau và lượng không tin khổng lồ trên internet. Chủ nghĩa tiêu dùng và sự phát triển nhanh chóng của công nghệ đã góp phần vào việc hình thành nhận thức và thực hành về tình dục và nam tính. Những thay đổi này phần nào đã thúc đẩy hoặc cản trở quá trình (tái) kiến tạo nam tính và đời sống tình dục của đàn ông Việt Nam.
Tài liệu tham khảo
Bokhour, B. G., Clark, J. A., Inui, T. S., Silliman, R. A., & Talcott, J. A. (2001). Sexuality after Treatment for Early Prostate Cancer
Exploring the Meanings of ‘Erectile Dysfunction’. Journal of General Internal Medicine, 16(10), 649-655.
Boyle, M. (1993). Sexual Dysfunction or Heterosexual Dysfunction? Feminism & Psychology, 3(1), 73-88.
Connell, R. W. (2005). Masculinities. Sydney: Allen & Unwin.
Hassouna, M. M., & Heaton, J. P. (1999). Prostate cancer: 8. Urinary incontinence and erectile dysfunction. Canadian Medical Association
Journal, 4(2), 215-242.
Loe, M. (2001). Fixing broken masculinity: Viagra as a technology for the production of gender and sexuality. Sexuality and Culture, 5
(3), 97 – 125.
Marr, D. G. (2000). ‘Concepts of `Individual' and `Self' in Twentieth-Century Viet Nam’. Modern Asian Studies, 34(4), 769-796.
Marshall, B. L. (2002). ‘Hard Science’: Gendered Constructions of Sexual Dysfunction in the ‘Viagra Age’. Sexualities, 5(2), 131–158.
NIH Consensus Conference. (1993). Impotence. Journal of the American Medical Association, 270(1), 83-90.
Potts, A. (2000). “The Essence of the Hard On” – Hegemonic Masculinity and the Cultural Construction of “Erectile Dysfunction”. Men
and Masculinities, 3(1), 85-103.
Potts, A. (2004). Deleuze on Viagra (Or, What Can a ‘Viagra-body’ Do? Body & Society, 10(1), 17-36.
Scheper-Hughes, N., & Lock, M. M. (1987). The Mindful Body: A Prolegomenon to Future Work in Medical Anthropology. Medical Anthropology
Quarterly, 6-41.
Shires, A., & Miller, D. (1998). A preliminary study comparing psychological factors associated with erectile dysfunction in heterosexual
and homosexual men. Sexual and Marital Therapy, 13(1), 37-49.
Tran, Q. A., & Nguyen, B. T. (2009). Pathology of Men’s Health. Hanoi: Medical Publisher
Vu, H. P. (2006) Male sexual concerns in a Vietnamese rural town: an anthropological interpretation. Hanoi: CIHP.
Wedgwood, N. (2009). Connell’s theory of masculinity – its origins and influences on the study of gender. Journal of Gender Studies,
18(4), 329-339.
Whitehead, S. M. (2002). Men and Masculinities – Key Themes and New Directions. Cambridge: Polity Press.
(Hết)
Nguyễn Mỹ Linh
------------------------------------------------------------------------------------------------------------ *: Do mất cân bằng âm – dương, người chồng có thể đột ngột bất tỉnh trên bụng vợ khi dương vật của anh ta vẫn còn cương và nằm trong âm đạo của vợ, hoặc cặp vợ chồng sẽ bị ốm bệnh khi một trong 2 người bị sốt mà vẫn quan hệ tình dục.
Trích từ Điểm tin Giới và Tình Dục tháng 4/2012 do Trung tâm Ccihp và Oxfam thực hiện
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét