Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa
năng” (Potts, 2004).Về mặt thực thể, rối loạn cương dương xảy ra do nhiều nguyên nhân về bệnh lý và các yếu tố ảnh hưởng đến chức năng của dương vật (Hassouna & Heaton, 1999). Tuy nhiên, nếu chỉ tập trung đơn thuần vào giải quyết các vấn đề về thực thể thì sẽ chỉ củng cố thêm quan điểm phân tách hai mặt của vấn
đề là thể xác và tinh thần, và càng nhấn mạnh hơn thuyết sinh học bản luận với luận điểm chính là về quyền lực của nam giới (Whitehead, 2002). Trên nền của thuyết thể xác – tinh thần, nam giới thường được cho là có lý trí hơn, tự chủ hơn và độc lập hơn, có quyền lực xã hội tối thượng hơn và tự do hơn so với phụ nữ - những người được cho là gắn bó nhiều hơn với cơ thể, ham muốn và cảm xúc của mình (Slavin, Birungi, & Undie, 2011). Khi có gì đó bất ổn ở trên giường, cơ thể đàn ông trở thành “cơ thể khác”, yếu hèn hơn và có các đặc điểm nữ tính. Và bởi nam giới luôn gắn với tinh thần (và lý trí), cho nên với bất cứ “vấn đề” nào, kể cả không nhìn thấy rõ trên cơ thể, cũng phải được nhanh chóng được ngụy trang, ví dụ như sử dụng Viagra.
Nghiên cứu của Masters and Johnson ủng hộ lý thuyết rằng rối loạn cương dương có nguyên nhân từ yếu tố tâm lý. Theo tiêu chí chẩn đoán của Sổ tay về các rối loạn tâm thần (DSM), rối loạn cương dương được định nghĩa là “hoàn toàn không cương cứng được, liên tục hoặc đôi khi tái diễn sự không duy trì được khả năng cương cứng dương vật cho đến khi kết thúc hoạt động tình dục, gây ra trầm cảm và khó khăn trong quan hệ(tình dục) với người khác” (Shires & Miller, 1998, trang38). Trong quan điểm này, sự cương cứng của dương vật là mối quan tâm chính, giúp xác định thành công của quá trình điều trị. Điều này tiếp tục khẳng định quan điểm rằng hoạt động tình dục là “không hoàn hảo” nếu dương vật không cương cứng, và liên hệ sự cương cứng của dương vật với mối quan hệ (tình dục) không hạnh phúc cho cả nam giới và bạn tình của họ. Cách nhìn nhận hoàn toàn theo hướng y học/ tình dục học này càng củng cố thêm tầm quan trọng của khả năng cương dương và sự kiểm soát tình dục theo khả năng cương dương của nam giới (Potts, 2000). Quan điểm đề cao khía cạnh sinh học và tình dục dị tính giả định về tính phổ quát của tình dục nhưng lại thiếu các số liệu thực tế để minh họa (Potts và cộng sự,2004). Không có một chuẩn mực nào về cương dương“đúng chức năng” hay “rối loạn chức năng”. “Không cần thiết phải xác định mối liên hệ giữa khả năng cương dương với mối quan hệ tình dục thỏa mãn; và không có định nghĩa chuẩn nào về nam tính ‘bình thường’ hay ‘một người đàn ông thực thụ’ trong mối liên quan tới chức năng cương dương” (Potts và cộng sự, 2004,trang 498). Những câu chuyện của các nam giới và phụ nữ đã từng có trải nghiệm về rối loạn cương dương cho thấy ý nghĩa và vai trò của cương dương và rối loạn cương dương là rất đa dạng (Potts và cộng sự, 2004). “Chu trình phản ứng tình dục của con người’ đã đưa ra một khung lý thuyết mang tính phổ quát và quy chuẩn hóa đối với các cá nhân,nhằm đo lường và so sánh các cá thể, trong khi trên thực tế các trải nghiệm của chúng ta về cơ thể và chức năng của cơ thể phụ thuộc rất nhiều vào bối cảnh (Marshall, 2002).
Nguyễn Mỹ Linh
(...còn tiếp)
Trích từ Điểm tin Giới và Tình Dục tháng 4/2012 do Trung tâm Ccihp và Oxfam thực hiện
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét