Hình ảnh chỉ mang tính chất minh hoạ
ĐỊNH NGHĨA VỀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Người khuyết
tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức
năng được biểu hi6ẹn dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp
khó khăn.
DẠNG TẬT VÀ MỨC ĐỘ KHUYẾT TẬT
Dạng tật bao gồm:
1. Khuyết tật vận động
2. Khuyết tật nghe nói
3. Khuyết tật nhìn
4. Khuyết tật thần kinh
5. Khuyết tật trí tuệ
6. Khuyết tật khác
MỨC ĐỘ KHUYẾT TẬT BAO GỒM:
a) Người khuyết tật đặc biệt nặng là
người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt
cá nhân hàng ngày;
b) Người khuyết tật nặng là người do
khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện một số việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt
cá nhân hàng ngày;
c) Người khuyết tật nhẹ là người khuyết
tật không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
ĐỊNH NGHĨA VỀ KỲ THỊ VÀ PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ
Kỳ thị người khuyết tật
là thái độ
khinh thường hoặc thiếu tôn trọng người khuyết tật vì lý do khuyết tật của người
đó.
Phân biệt đối xử người khuyết tật là hành vi xa lánh,
từ chối, ngược đãi, phỉ báng, có thành kiến hoặc hạn chế quyền của người khuyết
tật vì lý do khuyết tật của người đó.
Nguồn: Luật Người Khuyết Tật
Hình ảnh chỉ mang tính chất minh hoạ
Nhiều khi
chúng ta không ý thức được rằng những cách gọi một cá nhân hoặc một nhóm người
hay là sự dán nhãn – dù là vô tình đều thể hiện thái độ kỳ thị và phân biệt, và
gây tổn thương sâu sắc cho họ.
Ví dụ, khi
nói về người khuyết tật, nhiều người thường sử du6ng những từ như “tàn tật” hay
“tật nguyền”,”tàn phế”, “phế nhân”. Những từ này gây cảm giác rằng người khuyết
tật là những người không hoàn chỉnh – yếu ớt, héo mòn, tàn lụi, vô dụng, mất khả
năng lao động, không có khả năng tự sống sót và phải dựa vào sự giúp đỡ của người
khác. Những cách gôi này, tuỳ người sử dụng chỉ quen miệng mà không có ý định kỳ
thị nhưng vô hình chung đã làm tổn thương người khuyết tật.
Sự dán nhãn
này làm tăng sự kỳ thị đối với người khuyết tật và làm cho họ và gia đình họ
càng thêm mặc cảm, khiến họ thu mình và xa lánh cộng đồng.
Người khuyết
tật nên gọi như thế nào ?
o Hãy sử dụng từ “khuyết tật"
thay cho những cách gọi như trên. ở Việt Nam hiện nay, những người khuyết tật
đã đấu tranh thành công để thuật ngữ “khuyết tật” được sử dụng thay cho thuật
ngữ “tàn tật” trong các văn bản và tài liệu chính sách.
o Tránh dùng những cụm từ hay những diễn
đạt mang tính so sánh, ví dụ “người khuyết tật” và “người bình thường”. Cách gọi
như vậy ám chỉ/ hoặc tạo suy nghĩ rằng người khuyết tật không bình thường,
không giống số đông, và như vậy, vô hình chung đã gây ra cảm giác rằng người
khuyết tật bị kỳ thị, tách biệt người khuyết tật ra khỏi những người khác trong
xã hội.
o Bản thân mỗi chúng ta đều là một cá
nhân có những đặc điểm riêng biệt, vì vậy sử dụng thuật ngữ “người bình thường”
không nói lên điều gì. Nên thay bằng “người khuyết tật” và “người không khuyết
tật”.
Một số văn bản luật pháp, chính sách trước đây
sử dụng thuật ngữ “người tàn tật”. Tuy nhiên có nhiều ý kiến cho rằng thuật ngữ
này có hàm ý tiêu cực, vì vậy thuật ngữ “người khuyết tật” đã được sử dụng
trong các văn bản pháp lý. Luật người khuyết tật ban hành năm 2010 đã có định
nghĩa rõ ràng về người khuyết tật như đã nêu ở trên.
TÌM HIỂU THÊM: TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG VÀ NGƯỜI
KHUYẾT TẬT (TỔNG HỢP THÔNG TIN)
Nhìn chung,
người khuyết tật hiếm khi được đưa lên truyền thông đại chúng, phim ảnh hoặc quảng
cáo nếu có thường trong trong tư cách người nhận quà từ thiện, hoặc các cá nhân
xấu xa trong phim hoặc các nạn nhân thê thảm của bệnh tật hoặc tai nạn. Người
khuyết tật ít khi được xây dựng trong các mối quan hệ như người lãnh đạo, nhà
doanh nghiệp, nghệ sĩ. Người khuyết tật hiếm khi được thể hiện như những người
có tình dục hoặc trong vai trò cha mẹ.
MỘT SỐ TỪ NÊN TRÁNH KHI NÓI VỀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Nạn nhân,
què quặt, khốn khổ, tàn phế, tàn tật, chấm phẩy, quái nhân, dị nhân, tật nguyền,
phế nhân, dở người, dở hơi, dị dạng… những từ ngữ này thể hiện sự kỳ thị nghiêm
trọng đối với người khuyết tật.
Thành kiến
/ định kiến xã hội khi xưa về người khuyết tật qua ca dao, tục ngữ
Chồng còng lấy vợ cũng còng
Nằm phản thì chật nằm nong thì vừa
Rồng vằng tắm nước ao tù
Người khôn ở với người ngu nặng mình
Ba năm ở với người đần
Chẳng bằng một lúc ghé gần người khôn
Anh khôn
nhưng vợ anh đần
Lấy ai lo liệu xa gần cho anh
Vô duyên lấy phải chồng khòm
Mai sau nó chết cái hòm khum khum
Chê tôm ăn cá lù đù
Chê thằng bụng ỏng lấy thằng gù lưng
Đui, què, mẻ, sứt
Sứt môi, lồi rốn
Khôn không ra khôn dại không ra dại
Dở dở ương ương
Nồi nào úp vung nấy. Nồi tròn úp vung tròn. Nồi
méo úp vung méo
***Trích từ Tài liệu
hướng dẫn hoạt động “GIẢM KỲ THỊ VÀ PHÂN
BIỆT ĐỐI XỬ VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT” do
ISDS thực hiện
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét