* Bạo lực gia đình
không hề báo trước.
Hình ảnh chỉ mang tính chất minh hoạ
Ngọc là một cô
gái trẻ 23 tuổi, xinh xắn. Trong cuộc sống cô khá tháo vát, có công ăn việc làm
và hoàn toàn tự chủ về kinh tế. Khi vừa tròn 5 tuổi thì bố mẹ Ngọc chia tay, từ
khi đó cô đã tự ý thức được về hoàn cảnh của mình và luôn khao khát tình cảm
của người cha. Lớn lên cô trở thành một người phụ nữ khá sâu sắc và luôn trân
trọng tình cảm của những người khác dành cho mình. Khi biết yêu cô đã vô cùng
hạnh phúc. Tình yêu mà cô dành cho người ấy đối với cô thật thiêng liêng, cô
coi người ấy như một người anh, một người bạn và nhiều khi cô còn ao ước anh có
những điểm nào đó giống như người cha của mình.
Có lẽ cũng vì
quá yêu mà cô đã không nhìn ra ngay những hành vi của người yêu đối với mình.
Ban đầu chỉ là những lần xúc phạm, chửi bới mỗi khi cô làm trái ý anh ấy. Cô tự
nhủ bằng tình yêu của mình cô sẽ cảm hoá được anh. Sau mỗi lần anh chửi cô, anh
lại đến xin lỗi và mong cô tha thứ. Vì sẵn có tình cảm nên cô lại dễ dàng bỏ
qua. Thời gian mấy tháng đầu yêu nhau anh ta chỉ chửi bới, nhưng sau đó anh ta
đã đánh đập cô khi anh ta cho là cô không biết nghe lời. Một lần, hai lần, ba
lần cô vẫn sẵn sàng tha thứ... Cô vẫn nghĩ anh sẽ thay đổi. Sau mỗi lần đó anh
ta đều nói rằng lúc đó anh ta nóng giận mà không kiểm soát được nhưng thâm tâm
thì anh rất yêu cô. Đến nay tình yêu đó đã kéo dài 2 năm. Sau mỗi lần bị đánh
chửi cô cảm thấy mệt mỏi. Cô bắt đầu nhận ra anh ta càng ngày càng quá quắt và
đã không còn coi cô giống như một con người. Theo lời cô nói thì anh ta đánh cô
đến thâm tím mặt mày, sứt đầu mẻ trán và đối với cô như súc vật. Cô có thể âm
thầm chịu đựng những nỗi đau cả về thể chất và tinh thần như thế vì không muốn
một ai biết, nhưng dần dần cô trở thành người trầm cảm, lặng lẽ như một cái
bóng. Đến lúc này cô nghĩ rằng cô không thể chấp nhận hơn được nữa. Cô đã đề
nghị chia tay, nhưng cũng như bao lần khác, anh ta lại quỳ xuống và khóc lóc
xin cô tha thứ. Cô có nên bỏ qua?
Bỏ
qua bạo lực là tiếp tay cho bạo lực.
Trong trường hợp
này vốn là người thiếu tình cảm lại quá yêu mà Ngọc đã chấp nhận tha thứ hết
lần này đến lần khác khi bị người yêu bạo lực cả về thế xác và tinh thần. Nếu
Ngọc tiếp tục chịu đựng và chấp nhận thì tình trạng bạo lực không thể chấm dứt.
Nếu cô đồng ý và đi đến hôn nhân với người cô yêu thì nguy cơ bạo lực trong gia
đình sẽ tiếp tục xảy ra với mức độ ngày càng nặng nề hơn, và cô không thể có
một cuộc sống hạnh phúc. Để chấm dứt tình trạng này Ngọc cần phải trở nên mạnh
mẽ trước những hành vi bạo lực của người yêu. Cô cần lên tiếng trước những hành
vi của người yêu, cần cho anh ta biết rằng anh ta đã vi phạm luật phòng chống
bạo lực gia đình. Việc Ngọc bị anh ta đánh đập và chửi mắng không do lỗi của
cô, vì vậy cô không có gì đáng xấu hổ khi tố cáo hành vi của kẻ gây bạo lực với
những người thân, bạn bè. Có sự hỗ trợ của những người xung quanh, Ngọc sẽ dễ
dàng vượt qua được những lúc khó khăn. Trong trường hợp đặc biệt nguy hiểm, có
rủi ro đe doạ đến sự an toàn của bản thân, Ngọc có thể tố cáo đến các đơn vị,
cơ quan chức năng như tổ dân phố, hội phụ nữ và công an, tư pháp tại địa
phương…
* Sự thật đắng
chát hơn lời hứa
Hình ảnh chỉ mang tính chất minh hoạ
Khi đến với
Tuấn, một thanh niên có nhân thân không tốt gia đình và bạn bè đều khuyên can
Mai, nhưng vì tình yêu Mai đã bất chấp tất cả để đến với Tuấn. Là một thanh
niên nghiện ngập, Tuấn không có công ăn việc làm nhưng bù lại Tuấn là người
biết ăn nói. Để chinh phục được tình cảm của Mai, Tuấn đã thề thốt hứa hẹn
khiến Mai tin rằng cô có thể giúp Tuấn thay đổi. Nhưng khi mới yêu nhau được
hơn 3 tháng Mai mới nhận ra rằng Tuấn không hề định thay đổi. Tuấn vẫn gặp gỡ
những người bạn nghiện ngập của mình. Mai cố gắng xin cho Tuấn một công việc tử
tế nhưng Tuấn không tu chí làm ăn mà lại quậy phá đến độ phải nghỉ việc. Không
những bản thân không chịu đi làm, Tuấn còn o ép Mai trong mọi hoạt động của cô.
Tuấn dần lộ ra bản tính côn đồ của mình. Khi Mai bắt đầu nhận ra điều đó thì
Tuấn cũng ngày càng đối xử tàn tệ với cô. Anh ta luôn dụ Mai ra xa khỏi khu nhà
của cô và đánh đập cô tàn bạo. Lúc này Mai muốn thoát khỏi anh ta nhưng luôn bị
anh ta đeo bám. Sau mỗi lần đánh đập anh ta lại khóc lóc van xin. Anh ta nói
rằng “Vì em không chịu yêu anh nữa nên anh mới làm thế”. Biết không thể thay
đổi được quyết định của Mai, Tuấn tìm mọi cách để gây khó khăn cho cô. Anh ta
tìm đến tận chỗ Mai làm, xỉ vả lãnh đạo của cô và gây gổ đánh nhau ở đó khiến
Mai bị đuổi việc. Khi cô vừa tìm được chỗ làm mới, anh ta lại theo dõi để biết
địa chỉ và gọi điện tới hăm doạ. Anh ta nói rằng Mai
không thể bỏ anh ta. Trong thời gian này anh ta vẫn tiếp tục có những lần đánh
đập dã man đối với cô. Anh ta nói nếu Mai bỏ anh ta, thì anh ta sẽ giết cô và
sau đó tự tử. Ban đầu Mai còn che giấu, nói tốt hộ anh ta trước mặt mọi người,
nhưng đến bây giờ cô đã thú nhận và cầu cứu sự giúp đỡ của gia đình và bạn bè.
Mai đang rất lo lắng và sợ hãi...
Trước tiên là tìm những giải pháp an toàn cho người bị
bạo lực
Với bản tính
côn đồ Tuấn sẵn sang đánh đập Mai, không những thế anh ta còn ép Mai phải hành
động theo mong muốn của mình, phá hoại công việc của cô. Điều đó thể hiện sự
kiểm soát và vi phạm quyền tham gia của Mai. Trong trường hợp này Tuấn gây bạo
lực trong tình yêu, vi phạm luật phòng chống bạo lực gia đình. Chu kỳ bạo lực
lặp đi lặp lại khi Mai câm lặng chịu đựng và hy vọng anh ta sẽ thay đổi nhưng
điều đó là không thể xảy ra nếu anh ta không được giáo dục. Việc Mai thú nhận
và cầu cứu sự giúp đỡ của gia đình bạn bè là một giải pháp hợp lý. Ngoài ra Mai
nên tránh những nơi anh ta có thế đến hoặc nếu có việc phải đi thì nên có người
đi cùng. Trong trường hợp bị anh ta đe doạ Mai có thể báo lên cơ quan công an.
Về mặt tâm lý, Mai có thể cần đến sự hỗ trợ tư vấn qua đường dây tư vấn phòng
chống bạo lực gia đình 04.37759339.
* Bạo lực không
cần có lí do
Câu chuyện
này là của một phụ nữ 25 tuổi, chị lấy chồng 3 năm và đã có 2 đứa con, cháu bé
mới sinh được vài tháng, còn cháu lớn đã được 2 tuổi. Chồng chị là sĩ quan quân
đội, tính tình anh ta bảo thủ và gia trưởng. Những ngày mới sinh con, chị không
hề được kiêng khem gì, quần áo của mẹ con phải tự đi giặt, nếu chậm chạp mà
chưa kịp ăn cơm thì ngay lập tức bị chửi là: “mày có ăn không, hay để tao đổ
cho chó ăn”. Mặc dù đau khổ và cay đắng nhưng chị vẫn nghiến răng chấp nhận,
tuy nhiên, khi anh ta không hài lòng về điều gì, ví dụ con khóc, con ốm, hay
nấu cơm chưa xong là anh ta sẵn sàng đối xử như một kẻ vũ phu: giật tóc, đạp,
đấm, đá. Nhiều khi chị bị chồng đánh cho bị thương tích phải đi khám, nhưng chị
vẫn im lặng. Mẹ chồng lên thấy con trai mình đánh vợ cũng không bênh vực mà
thấy hai vợ chồng như thế thì bỏ về quê luôn.
Chị bị cô
lập, gia đình chị thì không can thiệp được vì tính anh ta gia trưởng, còn gia
đình chồng thì không dám can thiệp. Lúc nào chị cũng đành phải im lặng và chịu
đựng, nhưng sự im lặng cũng không làm cho chồng chị giảm bớt việc hành hạ vợ
mình. Những câu chửi cứ xảy ra thường xuyên, chị bị bế tắc và không biết làm
thế nào để thoát ra được. Ly hôn thì chị không dám vì sợ công việc không ổn
định nên không có quyền nuôi con, còn nếu sống như thế này thì không biết chị
phải chịu đựng đến bao giờ....
Càng im lặng sẽ càng đơn độc
Trong trường
hợp này, người vợ đã không nhận được sự giúp đỡ từ gia đình hai bên. Chị muốn
ly hôn nhưng sợ công việc không ổn định, điều đó cho thấy chị đang bị phụ thuộc
kinh tế vào chồng. Có thể đây cũng là lý do khiến anh chồng càng lên mặt và tự
cho mình có quyền đối với chị. Việc chị im lặng cũng là một tác nhân khiến anh
chồng cho rằng mình đúng khi bạo lực vợ. Chị cần phải lên tiếng bảo vệ mình
bằng cách tố cáo hành vi bạo lực của chồng với các đoàn thể cơ quan như hội phụ
nữ, công án. Về lâu dài chị cần có kế hoạch để có thể độc lập về kinh tế, không
còn phụ thuộc vào chồng. Chị cũng có thể tham gia các câu lạc bộ dành cho nạn
nhân của bạo lực gia đình. Ở đó chị có thể được trang bị những kiến thức và kỹ
năng ứng xử trong gia đình, mạnh mẽ về tinh thần để có thể chống lại bạo lực.
Hình ảnh chỉ mang tính chất minh hoạ
Và còn bao
nhiêu kiểu tàn nhẫn của bạo lực
K. sinh ra
trong một gia đình khá giả và được chiều chuộng, nhưng đến khi lấy chồng, chồng
chị cũng là một kỹ sư xây dựng. Anh ta đang làm việc trong Sài Gòn còn chị đang
sống tại Hà nội. Điều đáng nói là anh ta luôn luôn động viên vợ mình chưa mang
thai vội vì xa, nhưng chẳng may vì lỡ nên chị đã mang bầu, anh ta biết và bắt
vợ phá thai cho bằng được, khi vợ không đồng ý phá thì anh ta đã tự đi mua
thuốc phá thai về rồi ép vợ uống. Đến lúc anh ta bỏ đi chơi thì chị vội vàng
đến bệnh viện để bác sĩ an thai. Sau đó anh ta biết việc vợ tự ý đi mua thuốc
an thai, anh ta đã lôi xềnh xệch chị đến bệnh viện và bắt đi phá trước sự chứng
kiến của anh ta. Trong khi chị van xin anh ta để đứa con lại thì anh ta, trước
sự chứng kiến của bao nhiêu người trong bệnh viện, đã đánh vợ ngay tại bệnh
viện, anh ta đạp lên bụng và người vợ làm chị tím tái hết cả người làm các bác
sĩ và người đi khám vô cùng phẫn nộ. Sau đó anh ta bỏ về nhà làm cho những
người xung quanh đã phải gọi điện để gia đình chị đến đưa về.
Ngay sau đó,
anh ta đã đến nhà vợ xin lỗi và đón vợ về. Về nhà, hiện tại anh ta chưa nói gì
đến việc bắt đi phá thai nữa, nhưng đã hành hạ vợ bằng cách bắt làm việc nhà
thật nhiều và không cho ăn uống.
Chị đau đớn
và mệt mỏi nhưng vẫn cứ nghĩ rằng bằng tình yêu của mình thì sẽ cảm hóa được
anh ta. Gia đình anh ta cũng bất lực vì có đứa con bất trị như thế. Hiện tại
anh ta đang rình rập để bắt chị phá thai bất cứ lúc nào. Chị lo lắng và sợ hãi,
điện thoại của chị cũng bị anh ta giữ và kiểm soát để người nhà chị không thể
can thiệp được.....
Đừng quên quyền được bảo vệ của người phụ nữ
Đối với người phụ nữ này, điều trước tiên là giúp chị hiểu ra không thể im
lặng với bạo lực. Chị cũng không thể chỉ dùng tình cảm để cảm hoá những ông
chồng gia trưởng và hung hăng. Chị cần biết mình có quyền được bảo vệ. Nếu chị
lên tiếng để tìm sự hỗ trợ thì người thân, cộng đồng không thể quay lưng lại.
Theo qui định của Luật phòng chống bạo lực gia đình, mọi người đều phải có
trách nhiệm giúp đỡ chị. Là người phụ nữ có học thức, có năng lực, có hiểu biết
và hoàn toàn có thể chủ động đối với cuộc sống của mình, vì thế chị hãy mạnh mẽ
hơn, tự tin hơn để đấu tranh với hành vi bạo lực của người chồng và giải quyết
những khó khăn trong cuộc sống.
Thanh Hoà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét