Hình ảnh mang tính chất minh hoạ
MỘT NGƯỜI CÓ THỊ LỰC YẾU
có thể cần các tài
liệu dạng văn bản với cỡ chữ lớn. Phông chữ rõ ràng, khoảng cách hợp lý cũng
quan trọng như cỡ chữ. Nhãn hiệu và dấu hiệu phải được viết rõ ràng bằng các
màu tương phản. Dễ dàng nhất cho hầu hết những người có thị lực yếu là đọc chữ
in đậm màu trắng trên nền màu đen. Tránh không sử dụng tất cả đều là chữ in viết
hoa sẽ gây khó khăn cho người khiếm thị khi cần phân biệt hết một câu.
Ánh sáng tốt là rất quan trọng,
nhưng không được quá sáng. Thực tế, giấy quá bóng hoặc tường sáng quá có thể seẽ
tạo ánh sáng chói làm ảnh hưởng tới mắt của những người khiếm thị.
Giữ cho các lối đi thông thoáng
không có chướng ngại vật. nếu người khiếm thị là người thường xuyên sử dụng đồ
dùng, cơ sở vật chất như khách hàng hoặc nhân viên, hãy thông báo với những người
này về các thay đổi như sắp xếp lại đồ dùng, dụng cụ hoặc các đồ dùng đã chuyển
đi.
NHỮNG NGƯỜI MẤT KHẢ
NĂNG NGHE HOẶC KHIẾM THÍNH
NGÔN NGỮ KÍ HIỆU là một ngôn ngữ có hệ thống cú pháp
riêng và hoàn toàn khác hẳn với ngôn ngữ nói thông dụng. Nhìn miệng để hiểu (đọc
môi) khó cho những người khiếm thính nếu ngôn ngữ đầu tiên của họ là ngôn ngữ
kí hiệu.
Tuy nhiên, người khiếm thính cũng có thể giao
tiếp bằng ngôn ngữ nói thông dụng. Họ sử dụng cả khả năng nghe, nhưng có thể phải
dựa vào các thiết bị khuếch đại âm thanh và/ hoặc nhìn môi người nói để giao tiếp
một cách hiệu quả.
Có rất nhiều thể loại và cách thức giao tiếp
khác nhau được ưa thích sử dụng ở những nhóm và những người khiếm thính khác
nhau mà cuốn sách nhỏ này khôngthể giải thích một cách tường tận được. Tuy
nhiên, điều quan trọng cần biết là hầu hết những người giảm khả năng nghe khi
đã là người lớn không giao tiếp bằng ngôn ngữ kí hiệu, sử dụng được ngôn ngữ
thông thường, và có thể là các đối tuộng thích hợp cho việc sử dụng viết hay
các thiết bị hỗ trợ nghe nhằm giúp giao tiếp hiệu quả hơn. Những người cấy máy
trợ thính, giống như những người khiếm thính khác, sẽ luôn báo cho bạn biết việc
gì tốt nhất cho họ.
Hình ảnh chỉ mang tính chất minh hoạ
Khi việc trao đổi thông tin ở mức độ
phức tạp (ví dụ trong quá trình phỏng vấn xin việc hoặc gặp bác sĩ khám bệnh,
hoặc báo cáo tội phạm), phương pháp hiệu quả nhất để giao tiếp với một người mà
ngôn ngữ đầu tiên của họ là ngôn ngữ kí hiệu là thông qua một người phiên dịch
về ngôn ngữ kí hiệu giỏi chuyên môn. Đối với một giao tiếp đơn giản (ví dụ gọi
món ăn tại nhà hàng hoặc đặt phòng khách sạn) có thể chỉ cần sử dụng việc viết
trao đổi qua lại.
Để ý các biểu hiện của người khiếm
thính để biết mong muốn của chị/anh ấy về việc sử dụng cách thức giao tiếp nào:
ngôn ngữ kí hiệu, điệu bộ, viết hoặc nói. Nếu bạn không hiểu lời nói của một
người khiếm thính hãy nói cho người đó biết.
Khi sử dụng phiên dịch cho ngôn ngữ
kí hiệu, hãy nhìn vào người khiếm thính, luôn giữ giao tiếp bằng mắt để thể hiện
sự lịch thiệp. Nói chuyện trực tiếp với người khiếm thính (“Chị muốn gì?”),
thay vi nói với người phiên dịch (“Hãy hỏi xem chị ấy muốn gì?”)
Những người khiếm thính cần được
tham gia vào quá trình ra quyết định về những vấn đề có ảnh hưởng tới họ; không
quyết định thay cho họ.
Trước khi nói với một người khiếm
thính hoặc mất khả năng nghe, đảm bảo rằng bạn có được sự chú ý từ người đó. Tuỳ
thuộc vào tình hình cụ thể, bạn có thể giơ tay và vẫy tay, vỗ vào vai người đó
hay nháy đèn.
Diễn đạt lại theo cách khác, cách dễ
hiểu hơn thay vì chỉ nhắc lại những câu chữ mà người nghe không hiểu.
Khi nói chuyện, quay mặt lại với người
đang giao tiếp. Một căn phòng yên tĩnh, ánh sáng vừa đủ là điều kiện tốt nhất để
giao tiếp có hiệu quả. Nếu bạn d8ang ở trước nguồn ánh sáng (ví dụ của sổ) quay
lưng lại phía đó, ánh sáng có thể làm tối mặt của bạn và gây khó khăn cho người
khiếm thính đọc môi bạn.
Nói rõ ràng. Hầu hết người khiếm
thính cần phải nhìn thấy môi của người đang giao tiếp để giúp họ hiểu. Tránh ăn
kẹo cao su, hút thuốc lá hoặc lấy tay che miệng khi nói.
Không cần thiết phải nói to. Nếu người
khiếm thính sử dụng máy trợ thính, máy sẽ khuéch đại tiếng nói lên mức bình thường,
việc bạn nói to sẽ làm méo từ.
Những người khiếm thính (và mộtsố
người mất khả năng thính giác hoặc có tật ngôn ngữ) gọi hoặc nhận điện thoại với
sự giúp đỡ của nhiều công nghệ khác nhau như máy đánh chữ điện thoại (TTY:teletyperwriter)
hoặc dịch vụ video tiếp âm (VRS:video relay service). VRS giúp cho người khiếm
thính hoặc người mất khả năng thính giác có thể gọi và nhận các cuộc điện thoại
nhờ một người hỗ trợ giao tiếp được đào tạo chính thức về phiên di6ch ngôn ngữ kí
hiệu. Đối với nhiều người khiếm thính hoặc mất khả năng thính giác, VRS có chức
năng gần nhất với dịch vụ điệnthoại so với các dịch vụ tiếp âm khác. Đối với những
người sử dụng ngôn ngữ kí hiệu, các cuộc trò chuyện bằng VRS diễn ra suôn sẽ, tự
nhiên và nhanh hơn so với giao tiếp qua đánh máy chữ.
Khi một người sử dụng TTY gọi điện
thoại cho một cơ sở nào đó nhưng ở đó không có TTY, người đó có thể thực hiện
cuộc điện thoại qua dịch vụ tiếp âm tại tiểu bang họ đang sinh sống. Tương tự
như vậy, một cơ sở không có dịch vụ TTY có thể tiếp cận được một khách hàng sử
dụng TTY thông qua dịch vụ tiếp ấm của tiểu bang.
Nếu bẹn nhận được cuộc gọi tiếp âm,
nhân viên tổng đài sẽ xác định được đây là cuộc gọi tiếp âm. ĐỀ NGHỊ KHÔNG BỎ
MÁY, đây là cách những người khiếm thính có thể đặt mua pizza tại cửa hàng của
bạn, gọi cửa hàng của bạn để biết lúc nào cửa hàng mở cửa, hoặc để đặt chỗ tại
nhà hàng của bạn.
*** Trích từ tài liệu "QUI ƯỚC GIAO TIẾP VỀ KHUYẾT TẬT" do Trung tâm Sáng kiến sức khoẻ & Dân số thực hiện***
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét