MV sắp ra mắt
mang tên "We're All Different, Yet The Same" (Tạm dịch: Chúng ta khác
biệt, nhưng giống nhau) của diva Thái Y Lâm xoay quanh chuyện tình của
hai người phụ nữ. Sau gần 30 năm ở bên nhau, khi về già, một người bị
bệnh, phải phẫu thuật nhưng người còn lại không thể ký vào tờ cam kết
của bệnh viện vì không phải người thân. Đối diện với câu hỏi có quan hệ
thế nào với bệnh nhân, bà chỉ có thể đáp: 'Bạn thân. Chúng tôi sống cùng
nhau 30 năm, tôi là người gần gũi nhất với cô ấy'. Nhưng y tá nói rằng:
'Xin lỗi, bệnh viện có quy định riêng'. Cuối cùng, khi liên hệ được
người đủ tư cách ký giấy tờ, bạn đời của bà không cứu được nữa. Khi ấy,
bà tưởng tượng trong đầu về giấc mơ thời trẻ của mình và bạn đời. Thái Y
Lâm và Lâm Tâm Như đóng phân đoạn này. Hai người yêu nhau mặc váy cưới
bước ra, trong sự chúc mừng của mọi người. Y Lâm - Tâm Như trao nhẫn và
hôn nhau.
Thứ Ba, 16 tháng 12, 2014
LÂM TÂM NHƯ BẤT NGỜ LÀM ĐÁM CƯỚI VỚI THÁI Y LÂM
Hai đại mỹ nhân xứ Đài vừa gây bất ngờ cho
người hâm mộ và giới truyền thông khi xuất hiện trong hình ảnh hai cô
dâu hôn nhau tại lễ cưới. Đây được xem là hành động ủng hộ hôn nhân bình
đẳng của Thái Y Lâm và Lâm Tâm Như sau khi dự luật này vừa được đệ
trình lên các nhà lập pháp Đài Loan.
Chủ Nhật, 14 tháng 12, 2014
SỰ KIỆN TÔN VINH SỰ ĐA DẠNG [Event Embracing Diversity]
Sự kiện Tôn Vinh Sự Đa Dạng được tổ chức vào
ngày 10/12/2014 tại Nhà văn hóa Người Lao Động tại Tp.HCM là nhằm tổng
kết lại một năm đáng nhớ với nhiều sự kiện cột mốc lần đầu tiên, Luật
hôn nhân và gia đình sửa đổi, đã bỏ cấm, thay bằng không
thừa nhận trong điều khoản về Hôn nhân giữa những người cùng giới, Tại
phiên họp vào tháng 9.2014 của hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc, đại
diện chính phủ Việt Nam đã bỏ phiếu thuận, nhằm ủng hộ việc tìm hiểu
thêm về vấn đề bảo vệ quyền cho cộng đồng LGBT, cũng là buổi công bố
giải thưởng LGBT Tôn Vinh 2014 - giải thưởng chọn ra những cá nhân, tổ
chức có nhiều đóng góp cho sự công bằng và bình đẳng của cộng đồng LGBT
Việt Nam
Event Embracing
Diversity was held on 12.10.2014 at the Cultural Workers in Ho Chi Minh City is
to sum up a memorable year with a landmark events for the first time, the Law
on Marriage and home modifications, was unblocked, replaced with not admitted
in terms of marriage between people of the same gender, at the meeting in
9.2014 of United Nations Human Rights Council, represnted the government of
Vietnam has voted conveniently, in favor of finding out more about the
protection of rights for the LGBT community, as well as the published Embracing
LGBT award 2014 - award selected individuals and organizations for their
contribution to the public equity and equality of LGBT Vietnam.
Thứ Năm, 11 tháng 12, 2014
SỐC VÌ PHÁT HIỆN VỢ LÀ MỘT CÂU BÉ 15 TUỔI
(TNO) Một người đàn ông ở Ấn Độ đã ăn phải “quả đắng” khi bàng hoàng phát hiện vợ mình thật ra là một cậu bé mới 15 tuổi.
Theo Daily Express, một tuần sau hôn lễ hoành tráng, Balak Ram, 37 tuổi cùng vợ đi hưởng tuần trăng mật và khi họ vào khách sạn, sự thật được phơi bày.Balak Ram rơi vào tình yêu với Raj Kumari ngay từ ánh nhìn đầu tiên. Anh dành rất nhiều thời gian bên Raj và nghĩ đó là người phụ nữ sinh ra chỉ dành riêng cho anh.
Không để hạnh phúc vụt khỏi tầm tay, Ram quyết định cưới ngay tức khắc và rồi nhanh chóng nhận ra sự thật phũ phàng, Raj thật ra là một cậu bé 15 tuổi.
Người chồng đau đớn nói, anh không thể tưởng tượng nổi vợ mình là một chàng trai, đồng thời cũng bày tỏ sự ngưỡng mộ sát đất về tài cải trang của Raj.
Ram quen biết Raj thông qua mai mối và mê đắm “cô” ngay từ giây phút gặp mặt. Ram cho biết: “Cô ấy có đôi mắt đẹp, một nụ cười duyên, một nhân cách tuyệt vời…, tất cả những điều đó toát lên ở con người Raj. Chúng tôi đã dành thời gian bên nhau và tôi nhận ra cô ấy là người dành cho tôi. Vì vậy, tôi lên kế hoạch đám cưới một tuần sau đó”.
Sau lễ cưới, đôi tân lang tân nương đi hưởng tuần trăng mật và khi vào khách sạn, lột bỏ xiêm y, Ram rụng rời tay chân khi nhìn thấy cơ thể “vợ” mình, là một cậu bé.
C.Nhung
Thứ Sáu, 5 tháng 12, 2014
ỨNG XỬ KHI BỊ KỲ THỊ ĐỒNG TÍNH
Ứng xử khi bị kỳ thị đồng tính
Từ bé tôi đã
có suy nghĩ mình là con gái, có các nhu cầu ăn mặc theo tính nữ và thích chơi
với các bạn gái. Vì điều này tôi đã bị bạn bè trêu chọc rất nhiều.
Tuổi dậy thì, thay vì chơi với các bạn trai thì tôi luôn theo
nhóm bạn gái. Tôi đã khóc mỗi khi bị bạn bè chọc là pê đê. Niềm tin vào cuộc
sống và dung hòa với các bạn trong lớp là điều vô cùng khó khăn. Thay vì cố
gắng để chơi với các bạn, tôi lao vào học hành không biết mệt mỏi, cuối cùng đã
thành công. Tôi là niềm tự hào của bố mẹ.
Nay tôi 26 tuổi, đang đi làm cho một công ty nước ngoài. Mấy
hôm nay tình trạng kỳ thị tôi đồng tính lại xuất hiện trong công ty. Tôi đã cố
gắng chỉnh sửa dáng điệu của mình nhưng vẫn không được. Đôi khi tôi chỉ muốn
chết để quên đi tất cả nhưng sợ ảnh hưởng đến gia đình. Tôi phải làm sao? (Đức
Hà)
PHẢN ĐỐI HÔN NHÂN CÙNG GIỚI – HỘI PHỤ NỮ LÀM KHÓ MÌNH
PHẢN ĐỐI HÔN NHÂN CÙNG
GIỚI – HỘI PHỤ NỮ LÀM KHÓ MÌNH
Mạnh Hải
Gần đây dư
luận xã hội khá quan tâm đến việc Liên hiệp Hội Phụ nữ Việt Nam (viết tắt là Hội
Phụ Nữ) phản đối hôn nhân cùng giới. Ý kiến của họ được để ý tới vì Hội Phụ Nữ
thường được gắn với những vấn đề liên quan đến gia đình và bình đẳng giới.
Nhưng cũng cần phải làm rõ, ý kiến của Hội Phụ Nữ không phải là ý kiến của tất
cả hội viên, cũng không phải là ý kiến của tất cả những người phụ nữ Việt Nam
khác.
Hình ảnh minh họa
Trước khi
phân tích lý do tại sao Hội Phụ Nữ nên ủng hộ hôn nhân cùng giới, chúng ta nên
hiểu sâu hôn về quan điểm chính thức của họ ghi trong báo cáo: “Thực trạng lồng ghép giới trong các quy định
của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 – Bất cập, hạn chế và để xuất sửa đổi, bổ
sung.”
Thứ Sáu, 28 tháng 11, 2014
THỨC TỈNH ĐÓN CẦU VỒNG
THỨC TỈNH ĐỂ ĐÓN CẦU VỒNG
Sáu Sắc
“Em vừa mới công khai với ba mẹ em là người
đồng tính!” Đó là câu nói tôi nghe không dưới 1 lần mỗi tháng, trong suốt gần
hai năm qua. Thời gian đầu, tôi cảm thấy rất ngạc nhiên về sự dũng cảm của những
người bạn trẻ này. Tôi nhớ chỉ khoảng 5 năm trước đây, hầu hết trường hợp là bị
gia đình phát hiện, không một người đồng tính nào lại chủ động đi công khai xu
hướng tính dục của mình cả. Nhưng mọi chuyện đã thay đổi. Họ có kế hoạch để
công khai, và họ dám thực hiện nó.
Thứ Tư, 26 tháng 11, 2014
COMING SOON 12/2014
NHÀ TẠM LÁNH DÀNH CHO NỮ ĐỒNG TÍNH ĐÃ SẴN SÀNG

Bạn hoặc ai đó là đồng tính nữ đang bị bạo hành về tinh thần, thể xác, tình dục, kinh tế. Hãy tìm đến chúng tôi để được hỗ trợ.
Hotline: 01217 566 069 - 0933 89 78 50
Email: clb.lml5@gmail.com
vinguyen2886@gmail.com
CUỘC THI ẢNH: ĐỪNG VUNG TAY - HÃY CẦM TAY
Bạo
lực với phụ nữ không chỉ là vấn đề của phụ nữ và không chỉ được giải
quyết bởi phụ nữ. Trong thời gian gần đây, việc nam giới tham gia vào
chiến dịch này đã giúp cho nhiều nam giới khác thay đổi quan niệm và
cách hành xử của họ.
Nếu bạn là nam giới, chắc chắn sự tham gia tích cực của bạn vào cuộc thi ảnh này không chỉ thể hiện bản lĩnh đàn ông của bạn, mà còn giúp tạo nên một hình ảnh đất nước Việt Nam tiến bộ, bình đẳng và tốt đẹp hơn.

Nếu bạn là nam giới, chắc chắn sự tham gia tích cực của bạn vào cuộc thi ảnh này không chỉ thể hiện bản lĩnh đàn ông của bạn, mà còn giúp tạo nên một hình ảnh đất nước Việt Nam tiến bộ, bình đẳng và tốt đẹp hơn.

Thứ Hai, 24 tháng 11, 2014
AI RỬA BÁT SAU KHI ĂN CƠM?
AI RỬA
BÁT SAU KHI ĂN CƠM
Thu Hiền
Phong
trào nữ quyền là một trong những phong trào dân sự lâu đời nhất. Tuy nhiên, nó
cũng là một phong trào khó khăn nhất vì đụng chạm đến lợi ích thiết thân của
nhiều người, mà đặc biệt là nam giới. thật đơn giản, nếu bình đẳng giới xảy ra
thật sự, ai sẽ là người vào bếp nấu cơm, rửa bát và giặt giũ quần áo cho gia
đình? Câu hỏi cụ thể, nhưng thách thức một trong những bất công lâu đời và phổ
biến nhất vì nó hiện hữu hàng ngày.
Quay
lại khái niệm cơ bản về vai trò giới, đó là quan niệm xã hội quy định các công
việc, trách nhiệm hoặc tính cách (nam tính, nữ tính) là chuẩn mực cho nam giới
và nữ giới. Ví dụ đơn giản, phụ nữ làm công việc nhẹ, thuần
Thứ Bảy, 22 tháng 11, 2014
[TƯ VẤN] BỊ BỐ MẸ CỦA NGƯỜI YÊU ĐỒNG TÍNH ĐE DỌA
Em là nữ sinh viên năm thứ tư. Hai năm trước, em ngỏ lời với bạn gái và
được đáp lại tình cảm. Bọn em rất hạnh phúc, cho đến tuần khi bạn thân
của cô ấy tới chơi.
Biết được chuyện, cô ấy đã nói cho bố mẹ bạn gái em biết. Gia đình cô ấy gọi điện bắt cắt đứt liên lạc, đe dọa em đủ thứ. Em đã chấp nhận để có thể ra trường yên bình nhưng mới xa cô ấy mấy ngày mà em nhớ da diết, không ăn không ngủ được. Em đã tìm cách gặp cô ấy ở trường, vì bọn em bị theo dõi quá gắt gao nên cuộc gặp ấy bị phát hiện ngay.
Người nhà cô ấy nói chúng em không cắt đứt được thì sẽ thực hiện một số biện pháp khiến em phải tự bỏ học. Em rất hoang mang vì chỉ còn 4 tháng nữa là bọn em đi thực tập, có chuyện gì xảy ra thì rất đáng tiếc. Em và bạn gái đã quyết định cắt đứt cho tới khi ra trường, nhưng cô ấy nói em đang gặp nguy hiểm, có lẽ người nhà cô ấy đã bắt đầu hành động. Em rất mệt mỏi và không biết nên làm gì nữa. Làm thế nào để gia đình cô ấy chấp nhận tình cảm của hai đứa. (Xuân)
Biết được chuyện, cô ấy đã nói cho bố mẹ bạn gái em biết. Gia đình cô ấy gọi điện bắt cắt đứt liên lạc, đe dọa em đủ thứ. Em đã chấp nhận để có thể ra trường yên bình nhưng mới xa cô ấy mấy ngày mà em nhớ da diết, không ăn không ngủ được. Em đã tìm cách gặp cô ấy ở trường, vì bọn em bị theo dõi quá gắt gao nên cuộc gặp ấy bị phát hiện ngay.
Người nhà cô ấy nói chúng em không cắt đứt được thì sẽ thực hiện một số biện pháp khiến em phải tự bỏ học. Em rất hoang mang vì chỉ còn 4 tháng nữa là bọn em đi thực tập, có chuyện gì xảy ra thì rất đáng tiếc. Em và bạn gái đã quyết định cắt đứt cho tới khi ra trường, nhưng cô ấy nói em đang gặp nguy hiểm, có lẽ người nhà cô ấy đã bắt đầu hành động. Em rất mệt mỏi và không biết nên làm gì nữa. Làm thế nào để gia đình cô ấy chấp nhận tình cảm của hai đứa. (Xuân)
Chủ Nhật, 2 tháng 11, 2014
Ký tên ủng hộ việc ban hành chính sách chăm sóc Sức khỏe sinh sản, tình dục cho thanh niên công nhân
Link: http://goo.gl/paq5NU
“Bên trong căn phòng này đã từng là thiên đường
hạnh phúc của tôi và anh, nhưng nó cũng là nơi tôi phải chia tay với
giấc mơ làm mẹ của mình sau nhiều lần phá thai…”
X., nữ, 24 tuổi
Những câu chuyện như vậy đã, đang xảy ra đối với những người người công nhân trẻ. Nghe những câu chuyện ấy, có người dân bảo “quen rồi, những chuyện như vậy xảy ra như cơm bữa”, người thì kết luận: “Bây giờ thanh niên chúng nó dễ dãi”, một số nhà báo khẳng định đó là kết quả của một lối sống “buông thả”, các bác sỹ thì không tiếc lời trách móc: “không chịu tìm hiểu thông tin gì cả”…, một số lãnh đạo nhà máy lại cho rằng: “Đó là chuyện cá nhân của mỗi người” và “Nó xảy ra với những công nhân ở đâu ấy chứ, với công nhân của chúng tôi thì không có chuyện đó”…
Có những bình luận như trên là
Thứ Hai, 27 tháng 10, 2014
TUYỂN CỘNG TÁC VIÊN CHO DỰ ÁN NHÀ TẠM LÁNH DÀNH CHO NỮ ĐỒNG TÍNH TẠI TP.HCM
Dự án nhà tạm lánh dành cho nữ đồng tính đang
được triển khai những bước đầu, cần tuyển một số CTV hỗ trợ dự án. Bạn
nào có thể tham gia vui lòng liên hệ clb.lml5@gmail.com hoặc
vinguyen2886@gmail.com
Hotline: 0933 89 78 50
Link đăng ký: http://goo.gl/forms/c166CVRYop
Hotline: 0933 89 78 50
Link đăng ký: http://goo.gl/forms/c166CVRYop

Thứ Ba, 1 tháng 7, 2014
DIỄN NGÔN VỀ NGƯỜI SỬ DỤNG MA TÚY [P1]
Chính sách đối
với ma túy ở Việt Nam
Giống như các nước khác ở Đông Nam Á, việc sử dụng
ma túy đã xuất hiện từ rất lâu ở Việt Nam. Cho đến cuối thế kỷ 19, hút thuốc
phiện đã trở thành thói quen của những người giàu có ở chốn thị
thành. Tuy nhiên việc hút thuốc phiện đã bị chính quyền mới lúc đó câm do
được cho là không phù
hợp phong trào xây dựng xã hội chủ nghĩa mới ở Việt Nam. Ngay
từ lần đầu tiên xuất hiện trong văn bản luật sau khi giải phóng miền
Bắc năm 1945, việc sử dụng ma túy đã được quy định là hành vi tội
phạm ở mức nghiêm trọng, đặt kèm với các hành vi giết người và lừa
đảo (Chính phủ 1946). Sau khi giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, ma túy được
gắn với nguy cơ có thể dẫn đến những hành vi nghiêm trọng khác như “giết người, cướp của, lừa đảo” do
vậy đã bị coi là một
vấn nạn của xã hội.
Thứ Hai, 30 tháng 6, 2014
PHÒNG KHÁM NAM KHOA (PHẦN 2)
Nam khoa dựa trên bằng chứng sinh học để giải quyết
những lo ngại về tình dục của người nam giới trong khi những lo ngại
về tình dục của người nam giới trong khi những lo ngại đó của người
nam giới lại chịu ảnh hưởng, chi phối bởi những chuẩn mực về nam
tính của xã hội và điều đó cho thấy những giới hạn của y học để
giải quyết những lo ngại về tình dục của nam giới.
Vấn đề sức khỏe của nam giới liên quan đến đặc điểm
nam tính, lo ngại mất đi những đặc điểm nam tính thúc đẩy nam giới đi
khàm và điều trị bệnh. Tuy nhiên, tại phòng khám, dưới quan điểm của
y học thì vấn đề lo ngại về tình dục của nam giới được cho rằng
liên quan đến những bất thường của các chỉ số sinh học trong cơ thể
của nam giới, từ những bằng chứng đó y học đưa ra giải pháp chữa
trị cho người nam giới.
Vào thập niên 70 của thế kỷ trước, thuật ngữ quá
trình y học hóa (medicalization) đã được nhắc đến qua một số nghiên
cứu liên quan đến trẻ hiếu động, bạo lực ở trẻ và nghiện rượu.
Khái niệm y học hóa đề cập đến quá trình mà trong đó các nhà y
học (bác sĩ, y tá, nghiên cứu y sinh học v.v..) sử dụng thuật ngữ y
học để mô tả một vấn đề xã hội và dựa vào y học như một giải
pháp để giải quyết vấn đề đó gọi là quá trình y học hóa (Tiefe
1996). Quá trình y học hóa có thể xảy ra đối với những hành vi được
xã hội coi là “không bình thường” (ví dụ như nghiện rượu, tình dục
đồng giới, hiếu động ở trẻ…) cũng như đối với các diễn biến tự
nhiên trong chu trình sống (tình dục, sinh sản, sự phát triển của
trẻ, mãn kinh, lão hóa…) (Conrad 1992).
Thứ Hai, 23 tháng 6, 2014
PHÒNG KHÁM NAM KHOA
Thuật ngữ Nam Khoa (Andrology) đã được giới thiệu lần
đầu tiên vào năm 1951 bởi Harald Siebke và từ đó đến nay nam khoa đã
phát triển thành một chuyên ngành trong y học, tiếp cận đa lĩnh vực
liên quan đến chức năng sinh sản của nam giới như hóa sinh, di truyền
học, mô học, miễn dịch học, sinh học phân tử, sinh lý bệnh, dược lý
học, sinh lý học, nội tiết học (Rosemberg 1986). Tuy nhiên, những phát
hiện và nghiên cứu liên quan đến vấn đề sinh sản của người nam giới
đã diễn ra rất sớm trước khi nam khoa ra đời.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)