Trang

Chào mừng bạn đến với Clb Living My Life - Chuyên tổ chức các hội thảo , tập huấn về SKTD và SKSS dành cho cộng đồng cũng như tư vấn về những vấn đề liên quan đến LGBT . Mọi chi tiết xin liên hệ trực tiếp qua số 0933.89.78.50 hoặc qua nick yahoo: khunglongbebong2805 để được hỗ trợ tận nơi

Thứ Ba, 1 tháng 7, 2014

DIỄN NGÔN VỀ NGƯỜI SỬ DỤNG MA TÚY [P1]



Chính sách đối với ma túy ở Việt Nam
Giống như các nước khác ở Đông Nam Á, việc sử dụng ma túy đã xuất hiện từ rất lâu ở Việt Nam. Cho đến cuối thế kỷ 19, hút thuốc phiện đã trở thành thói quen của những người giàu có ở chốn thị thành. Tuy nhiên việc hút thuốc phiện đã bị chính quyền mới lúc đó câm do được cho là không phù hợp phong trào xây dựng xã hội chủ nghĩa mới ở Việt Nam. Ngay từ lần đầu tiên xuất hiện trong văn bản luật sau khi giải phóng miền Bắc năm 1945, việc sử dụng ma túy đã được quy định là hành vi tội phạm ở mức nghiêm trọng, đặt kèm với các hành vi giết người và lừa đảo (Chính phủ 1946). Sau khi giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, ma túy được gắn với nguy cơ có thể dẫn đến những hành vi nghiêm trọng khác như “giết người, cướp của, lừa đảo” do vậy đã bị coi là một vấn nạn của xã hội

Chính vì vậy, các cụm từ “thanh toán”, “triệt để”, “tập trung” luôn được nhấn mạnh trong giải quyết vấn đề ma túy (Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh 1977; Chính phủ 1979).
Cho tới trước 2004, hình sự hóa vẫn là cách tiếp cận chính trong chiến lược quốc gia của Việt Nam đối với vấn đề ma túy (Chính phủ 1946; Quốc Hội 1999). Năm 1993, chính phủ đã đưa ra hai nghị định nhằm giải quyết tình trạng gia tăng ma túy bằng các trung tâm cai nghiện (Chính phủ 1993). Theo điều 199 Luật hình sự năm 1999, hành vi sử dụng ma túy chính thức bị quy tội hình sự (Quốc Hội 1999). Tuy nhiên, một loạt thay đổi chính sách quan trọng trọng đã diễn ra trong suốt những năm vừa qua. Năm 2004, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về phòng chống ma túy bao gồm 9 lĩnh vực hành động trong đó đặc biệt đề cập đến việc trao đổi bơm kim tiêm và cung cấp bao cao su (Chính phủ 2004). Năm 2006, Quốc hội thông qua Luật phòng chống HIV/AISD (Quốc Hội 2006) và nghị định 108/2007 hướng dẫn thi hành luật này trong đó chính thức công nhận các hoạt động giảm hại cho người sử dụng ma túy (Chính phủ 2007). Luật sửa đổi có bổ sung một số điều của Luật phòng chống ma túy 2008 đã thay thế Luật ma túy 2000. Luật mới này cũng đề cập tới công ước quốc tế cho rằng người sử dụng ma túy không nên bị coi là tội phạm (Quốc Hội 2000; Quốc Hội 2008). Một năm sau, bộ luật hình sự 2009 đã chính thức bỏ điều luật định tội hình sự người sử dụng ma túy (Quốc Hội 2009).

Diễn ngôn trên báo chí
Các nghiên cứu trên phương tiện truyền thông đại chúng đã chỉ ra rằng diễn ngôn trên báo chí không chỉ phản ánh mà còn tác động đến dư luận và các quy trình chính sách. Các nghiên cứu này đã áp dụng nhiều phương pháp khác nhau nhằm tìm hiểu sự hình thành và tiếp nhận diễn ngôn trên báo chí. Theo đó, không chỉ quan niệm độc giả mà cả những ý nghĩa vượt qua khỏi những câu chuyện và diễn ngôn trên phương tiện thông tin đại chúng cũng được tìm hiểu.
Phương tiện truyền thông đại chúng đã trở thành lực lượng hình thành tư tưởng và văn hóa chính và ảnh hưởng đến cách thức xác định hoặc tạo ra các vấn đề cà các mối quan hệ xã hội. Trong khi đó, hầu hết các nguồn thông tin của cộng đồng là từ phương tiện thông tin đại chúng từ đó mà hình thành nên quan niệm của cộng đồng và cách thức cộng đồng phản ứng với vấn đề.


(Còn tiếp..)
Trích Chuyên san Giới & Tình Dục Sức Khỏe (số 25/2012) 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét