Trang

Chào mừng bạn đến với Clb Living My Life - Chuyên tổ chức các hội thảo , tập huấn về SKTD và SKSS dành cho cộng đồng cũng như tư vấn về những vấn đề liên quan đến LGBT . Mọi chi tiết xin liên hệ trực tiếp qua số 0933.89.78.50 hoặc qua nick yahoo: khunglongbebong2805 để được hỗ trợ tận nơi

Thứ Hai, 30 tháng 6, 2014

PHÒNG KHÁM NAM KHOA (PHẦN 2)



Nam khoa dựa trên bằng chứng sinh học để giải quyết những lo ngại về tình dục của người nam giới trong khi những lo ngại về tình dục của người nam giới trong khi những lo ngại đó của người nam giới lại chịu ảnh hưởng, chi phối bởi những chuẩn mực về nam tính của xã hội và điều đó cho thấy những giới hạn của y học để giải quyết những lo ngại về tình dục của nam giới.
Vấn đề sức khỏe của nam giới liên quan đến đặc điểm nam tính, lo ngại mất đi những đặc điểm nam tính thúc đẩy nam giới đi khàm và điều trị bệnh. Tuy nhiên, tại phòng khám, dưới quan điểm của y học thì vấn đề lo ngại về tình dục của nam giới được cho rằng liên quan đến những bất thường của các chỉ số sinh học trong cơ thể của nam giới, từ những bằng chứng đó y học đưa ra giải pháp chữa trị cho người nam giới.
Vào thập niên 70 của thế kỷ trước, thuật ngữ quá trình y học hóa (medicalization) đã được nhắc đến qua một số nghiên cứu liên quan đến trẻ hiếu động, bạo lực ở trẻ và nghiện rượu. Khái niệm y học hóa đề cập đến quá trình mà trong đó các nhà y học (bác sĩ, y tá, nghiên cứu y sinh học v.v..) sử dụng thuật ngữ y học để mô tả một vấn đề xã hội và dựa vào y học như một giải pháp để giải quyết vấn đề đó gọi là quá trình y học hóa (Tiefe 1996). Quá trình y học hóa có thể xảy ra đối với những hành vi được xã hội coi là “không bình thường” (ví dụ như nghiện rượu, tình dục đồng giới, hiếu động ở trẻ…) cũng như đối với các diễn biến tự nhiên trong chu trình sống (tình dục, sinh sản, sự phát triển của trẻ, mãn kinh, lão hóa…) (Conrad 1992).




Sự ra đời của các phòng khám tạo nên không gian để nam giới đến chữa trị các biểu hiện về sức khỏe thể chất. Tuy nhiên, với nhiều bệnh nhân nam khoa, không phải là các lo lắng về sức khỏe thể chất mà chính là sự lo lắng về việc mất đi nam tính đã thúc đẩy nam giới tìm đến các phòng khám Nam khoa. Khả năng sinh sản và quan hệ tình dục của nam giới liên quan đến việc duy trì hạnh phúc gia đình, trách nhiệm của người nam giới trong gia đình cũng như hình ảnh của người đàn ông thành đạt trong xã hội.
Đối tượng:
Phân loại theo nhóm tuổi:
Tuổi của bệnh nhân được phân thành 3 nhóm liên quan đến các thời kỳ phát triển khác nhau của đất nước, nhóm tuổi từ 18-39 là những nam giới trưởng thành trong giai đoạn đất nước bước vào giai đoạn đổi mới. Nhóm tuổi từ 40 đến 50 là những nam giới trưởng thành trong giai đoạn đất nước hoàn toàn giải phóng nhưng trước công cuộc đổi mới đất nước. Nhóm tuổi trên 50 là thế hệ sinh ra và lớn lên trong giai đoạn chiến tranh của đất nước. Việc phân loại nhóm tuổi theo các giai đoạn khác nhau của lịch sử để tìm hiểu sự khác biệt về quan niệm nam tính và những thông tin và những thông tin liên quan đến vấn đề nam khoa trong lịch sử qua câu chuyện của bệnh nhân.
Phân loại theo nhóm bệnh:
Phân loại bệnh liên quan đến những lo lắng về đặc điểm nam tính của bệnh nhân Nam khoa.
Vô sinh: là tình trạng một cặp vợ chồng không thể có thai sau một năm chung sống, giao hợp bình thường và không sử dụng biện pháp tránh thai (WHO 2000). 
Rối loạn cương dương, rối loạn xuất tinh: biểu hiện như xuất tinh sớm, dương vật không cương cứng như mong muốn, là nhóm bệnh lý liên quan đến chất lượng đời sống tình dục của người nam giới.
Bệnh lý liên hoàn, bệnh lý tiền liệt tuyến: như tràn dịch màng tinh hoàn, viêm tinh hoàn, phì đại tiền liệt tuyến …, đây là mặt bệnh khá phổ biến với nam giới ở phòng khám Nam khoa.


Bác sỹ Nguyễn Hữu Anh

Trích "Chuyên san Giới & Tình Dục Sức Khỏe"


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét