Link: http://goo.gl/paq5NU
“Bên trong căn phòng này đã từng là thiên đường
hạnh phúc của tôi và anh, nhưng nó cũng là nơi tôi phải chia tay với
giấc mơ làm mẹ của mình sau nhiều lần phá thai…”
X., nữ, 24 tuổi
Những câu chuyện như vậy đã, đang xảy ra đối với những người người công nhân trẻ. Nghe những câu chuyện ấy, có người dân bảo “quen rồi, những chuyện như vậy xảy ra như cơm bữa”, người thì kết luận: “Bây giờ thanh niên chúng nó dễ dãi”, một số nhà báo khẳng định đó là kết quả của một lối sống “buông thả”, các bác sỹ thì không tiếc lời trách móc: “không chịu tìm hiểu thông tin gì cả”…, một số lãnh đạo nhà máy lại cho rằng: “Đó là chuyện cá nhân của mỗi người” và “Nó xảy ra với những công nhân ở đâu ấy chứ, với công nhân của chúng tôi thì không có chuyện đó”…
Có những bình luận như trên là
bởi hầu hết chúng ta vẫn đang nhìn vấn đề theo hướng đổ lỗi và quy trách nhiệm cá nhân. Đúng, trách nhiệm cá nhân là cần thiết và vô cùng quan trọng bởi không ai thay mỗi người chịu trách nhiệm cho cuộc đời của mình. Nhưng để mỗi cá nhân có thể tự chịu trách nhiệm với cuộc đời của chính mình, bao gồm cả các vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản, tình dục (SKSSTD), các cá nhân cần được trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết, cần được đáp ứng những nhu cầu tối thiểu của bản thân liên quan đến thông tin và dịch vụ chăm sóc SKSSTD để có thể tự ra quyết định, mà không bao giờ phải nói tiếng “giá như” hay “nếu”, giống như những bạn công nhân trẻ - những người đã chia sẻ các câu chuyện phía trên.
bởi hầu hết chúng ta vẫn đang nhìn vấn đề theo hướng đổ lỗi và quy trách nhiệm cá nhân. Đúng, trách nhiệm cá nhân là cần thiết và vô cùng quan trọng bởi không ai thay mỗi người chịu trách nhiệm cho cuộc đời của mình. Nhưng để mỗi cá nhân có thể tự chịu trách nhiệm với cuộc đời của chính mình, bao gồm cả các vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản, tình dục (SKSSTD), các cá nhân cần được trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết, cần được đáp ứng những nhu cầu tối thiểu của bản thân liên quan đến thông tin và dịch vụ chăm sóc SKSSTD để có thể tự ra quyết định, mà không bao giờ phải nói tiếng “giá như” hay “nếu”, giống như những bạn công nhân trẻ - những người đã chia sẻ các câu chuyện phía trên.
Đó là những cái công nhân cần và cũng là những cái người lao động xứng đáng được đáp ứng vì một lẽ đơn giản: đây là quyền
mà thanh niên công nhân đương nhiên được hưởng. Và càng xứng đáng được
hưởng hơn khi điều kiện để mỗi người công nhân trẻ có thể chủ động tìm
kiếm, tiếp cận thông tin và dịch vụ, từ đó nâng cao kiến thức, kỹ năng,
cũng như có được các phương tiện cần thiết để đảm bảo an toàn sức khỏe
cho mình vẫn còn vô cùng hạn chế so với các lực lượng khác trong xã hội.
Viết những dòng này, Nhịp sống trẻ - Chương trình Thúc đẩy Quyền SKSSTD cho thanh niên công nhân mong
rằng những người có trách nhiệm đảm bảo quyền chăm sóc sức khỏe, đặc
biệt là SKSSTD cho người lao động như: các nhà lập sách, những nhà quản
lý y tế, quản lý doanh nghiệp hãy hành động để các hình thức chăm sóc SKSSTD cho thanh niên công nhân được hiện thực hóa trong cuộc sống và đảm bảo tính bền vững!
Các việc làm cụ thể chúng tôi đề xuất bao gồm:
1. Bổ sung một Điều
trong Luật Thanh niên với nội dung: “Nhà nước đảm bảo quyền tiếp cận
thông tin và dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản tình dục cho thanh niên”
2. Công nhân di cư cần
được đề cập là một nhóm đối tượng cụ thể trong chiến lược và chương
trình quốc gia về dân số và sức khoẻ sinh sản và phòng chống HIV/AIDS.
3. Bộ y tế cần có văn
bản chính thức đưa ra quy định cho doanh nghiệp về việc thực hiện chương
trình chăm sóc SKSSTD cho công nhân.
4. Việc thực hiện chăm
sóc SKSSTD cho công nhân phải trở thành một tiêu chí theo dõi, giám sát
nhà máy của ngành y tế và của các cơ quan chủ quản cấp phép hoạt động
của doanh nghiệp.
5. Doanh nghiệp cần có
chính sách tích cực cho công tác chăm sóc SKSSTD cho công nhân: tổ chức
chương trình truyền thông về SKSSTD trong giờ làm việc ít nhất 1
lần/năm, mỗi lần 1 giờ; đưa khám phụ khoa vào khám định kì; không xét
nghiệm HIV bắt buộc; có quy định cụ thể để phòng chống quấy rối, lạm
dụng tình dục nơi làm việc; Hỗ trợ về tài chính cho công tác chăm sóc
SKSSTD: Hỗ trợ cho cán bộ y tế bồi dưỡng nghiệp vụ về truyền thông và tư
vấn SKSSTD...
Làm được như vậy, không chỉ đảm bảo sức khỏe của cá
nhân người lao động mà còn đảm bảo sức khỏe cho cả cộng đồng. Và điều
đó không chỉ góp phần nâng cao hiệu suất công việc cho riêng một cá
nhân, riêng một nhà máy mà còn tăng hiệu suất lao động cho cả xã hội!
Nhịp sống trẻ
---------------------------
(1) Khi người công nhân trẻ, CCIHP, 2013(2) Chương trình do Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (CCIHP) sáng lập và thực hiện dưới sự hỗ trợ tài chính của ARROW
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét