Trang

Chào mừng bạn đến với Clb Living My Life - Chuyên tổ chức các hội thảo , tập huấn về SKTD và SKSS dành cho cộng đồng cũng như tư vấn về những vấn đề liên quan đến LGBT . Mọi chi tiết xin liên hệ trực tiếp qua số 0933.89.78.50 hoặc qua nick yahoo: khunglongbebong2805 để được hỗ trợ tận nơi

Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2016

KHÁI NIỆM QUẤY RỒI TÌNH DỤC TẠI NƠI LÀM VIỆC

Các hành vi quấy rối phi lời nói gồm các hành động không được mong muốn như ngôn ngữ cơ thể khiêu khích, biểu hiện không đứng đắn, cái nhìn gợi tình, nháy mắt liên tục, các cử chỉ của các ngón tay

Bộ Luật lao động 2012 đã đưa vào điều khoản nghiêm cấm quấy rối tình dục trong môi trường làm việc (thông tư hướng dẫn đang được xây dựng). Ở Việt Nam, quấy rối tình dục tại nơi làm việc và trong xã hội được nhìn nhận như một vấn đề nhạy cảm, khó nói nên có rất ít thông tin để chia sẻ và dẫn tới rất nhiều nạn nhân không hiểu rõ hình thức nào có thể được coi là quấy rối tình dục.

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cùng Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam với sự giúp đỡ của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đã công bố Bộ Quy tắc ứng xử về quấy rối tình dục tại nơi làm việc. Bộ quy tắc này được coi là nguồn tài liệu tham khảo, hướng dẫn cách ứng xử tại nơi làm việc để các doanh nghiệp nghiên cứu đưa vào áp dụng.

1. Khái niệm về quấy rối tình dục

“Quấy rối tình dục” là hành vi có tính chất tình dục gây ảnh hưởng tới nhân phẩm của nữ giới và nam giới, là hành vi không được chấp nhận, không mong muốn và không hợp lý làm xúc phạm đối với người nhận, và tạo ra môi trường làm việc bất ổn, đáng sợ, thù địch và khó chịu.
Quấy rối tình dục “trao đổi” (nhằm mục đích đánh đổi) diễn ra khi người sử dụng lao động, người giám sát, người quản lý hay đồng nghiệp thực hiện hay cố gắng thực hiện nhằm gây ảnh hưởng đến quy trình tuyển dụng, thăng chức, đào tạo, kỷ luật, sa thải, tăng lương hay các lợi ích khác của người lao động để đổi lấy sự thỏa thuận về tình dục.
Hình thức tồi tệ nhất của hành vi quấy rối tình dục là những hành vi tấn công có tính chất tình dục hoặc hiếp dâm.

2. Hành vi không được coi là quấy rối tình dục

Những lời khen hoặc khích lệ thông thường được chấp nhận hoặc phù hợp về mặt văn hóa, xã hội không bị coi là hành vi quấy rối tình dục. Hành vi giao cấu đồng thuận (trừ hành vi pháp luật cấm như giao cấu với trẻ em, giao cấu với người chưa thành niên...), tiếp nhận hay đáp lại đều không được xem là hành vi quấy rối tình dục.

3. Các hình thức quấy rối tình dục


Các hành vi quấy rối mang tính thể chất là những động chạm, sờ mó, cấu véo, ôm ấp hay hôn mà không được người kia cho phép hay mong muốn. Trong khi đó, quấy rối tình dục bằng lời nói bao gồm những ngụ ý về tình dục như những truyện cười gợi ý về tình dục hay những nhận xét về trang phục hay cơ thể của một người nào đó khi có mặt họ hoặc hướng tới họ. Hình thức này còn bao gồm cả những lời đề nghị và những yêu cầu không mong muốn hay lời mời đi chơi mang tính cá nhân một cách liên tục.
Các hành vi quấy rối phi lời nói gồm các hành động không được mong muốn như ngôn ngữ cơ thể khiêu khích, biểu hiện không đứng đắn, cái nhìn gợi tình, nháy mắt liên tục, các cử chỉ của các ngón tay... Hình thức này cũng bao gồm việc phô bày các tài liệu khiêu dâm, hình ảnh, vật, màn hình máy tính, các áp phích, thư điện tử, ghi chép, tin nhắn liên quan tới tình dục.

Việc hiểu biết những hành vi nào mang tính chất quấy rối có thể giúp người lao động tránh việc bị động, sợ hãi và có thể tìm cách đối phó và các giải pháp như báo cáo tới cấp trên hoặc các cơ quan có thẩm quyền. Ezlaw hy vọng rằng thông tư hướng dẫn sắp được ban hành sẽ có những quy định rõ ràng về quy trình giải quyết các hành vi quấy rối tại nơi làm việc để bảo đảm an toàn cũng như quyền lợi của người lao động.


Theo: Nomore.org.vn
Nguồn: http://nomore.org.vn/Khai-niem-quay-roi-tinh-duc-tai-noi-lam-viec_a1473838107.html

Bạn cần làm gì khi mối quan hệ hôn nhân đã hết- Vợ chồng đã sống riêng và người vợ bị đe dọa bạo lực

Ngay cả khi đã ly hôn hoặc ly thân, bạn vẫn có thể tiếp tục bị bạo lực hoặc đe dọa bị gây bạo lực. Chuẩn bị một kế hoạch an toàn cho mình sẽ giúp cho bạn tự tin hơn, mạnh mẽ hơn, chủ động đối phó với những tình huống xấu nhất xảy ra đối với họ. Bạn có thể tham khảo một vài giải pháp sau đây
1 – Bạn có thể sửa lại cửa cho chắc chắn và thay khóa khác
2- Bạn cần báo cho mọi người biết bạn đã ly hôn và không sống chung. Nếu ông ấy lởn vởn quanh nhà và các con tôi, bạn sẽ báo cảnh sát
3- Báo cho các cô giáo trông nom các con biết tên những người được phép đón con về nhà.
4- Báo cho những người cùng làm sàng lọc giùm những cú điện thoại gọi đến cho bạn: Nếu ông chồng đã ly hôn gọi đến tìm bạn thì trả lời không có bạn ở đó...
5- Tránh những nhà hàng, ngân hàng, cửa hiệu... mà trước đây bạn và ông ta thường lui tới để tránh gặp ông ta.
6- Mang theo giấy quyết định ly hôn để khi cần nhờ chính quyền can thiệp bảo vệ mình.
7- Khi cảm thấy mệt mỏi, chán nản, muốn phó mặc cho số phận, bạn vẫn gọi điện thoại cho người bạn thân nhất để tâm sự hoặc cho các dịch vụ tư vấn để hỗ trợ tinh thần.


(Theo Nomore.org.vn)
Nguồn: http://nomore.org.vn/Ban-can-lam-gi-khi-moi-quan-he-hon-nhan-da-het-Vo-chong-da-song-rieng-va-nguoi-vo-bi-de-doa-bao-luc_a1473417012.html